Ung thư da là một loại ung thư phổ biến, thường phát triển từ các tế bào da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh có tiên lượng sống tốt. Dưới đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và hình ảnh của ung thư da.
Căn bệnh ung thư da là gì?
Ung thư da là tình trạng khi các tế bào trong lớp biểu bì da phát triển không thể kiểm soát và không đồng nhất. Quá trình này dẫn đến sự tăng sinh nhanh chóng của các tế bào và hình thành các khối u ác tính. Có ba loại chính của ung thư da gồm: ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tế bào đáy và ung thư hắc tố.
Các giai đoạn ung thư da hiện nay
Để phân loại và đánh giá giai đoạn của bệnh ung thư da được chia thành hai nhóm như sau:
Giai đoạn ung thư tế bào hắc tố:
- Giai đoạn 0: Tế bào bất thường chỉ tồn tại trong lớp biểu bì và chưa lan ra bên ngoài.
- Giai đoạn I: Khối u đã lan rộng đến lớp hạ bì, nhưng kích thước không vượt quá 2cm.
- Giai đoạn II: Khối u có kích thước lớn hơn 2cm và chưa gây tổn thương cho các vị trí lân cận hoặc hạch bạch huyết.
- Giai đoạn III: Khối u có kích thước lớn hơn 3cm và đã lan ra các cấu trúc xương hoặc mô lân cận.
- Giai đoạn IV: Khối u đã di căn đến hạch bạch huyết, xương hoặc các cơ quan và mô ở xa vị trí ban đầu.
Giai đoạn ung thư ác tính:
- Giai đoạn 0: Tổn thương không xâm lấn chưa lan sang lớp dưới biểu bì.
- Giai đoạn I: Khối u đã lan ra lớp da thứ hai, tức lớp hạ bì, với kích thước nhỏ.
- Giai đoạn II: Khối u lớn và dày hơn, gây ra hiện tượng đóng vảy, chảy máu hoặc bong tróc.
- Giai đoạn III: Khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết, da hoặc mô lân cận.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn tiến triển nặng nhất, khối u lan rộng ra ngoài vùng ban đầu và lan đến hạch bạch huyết, các cơ quan hoặc mô ở xa vị trí ban đầu.
Nguyên nhân chính gây ung thư da
Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển của ung thư da, bao gồm:
- Tiếp xúc thường xuyên với tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời.
- Những người có da sáng và dễ bị cháy nắng, đặc biệt là những người phát triển tàn nhang nhanh chóng, có nguy cơ cao hơn.
- Yếu tố di truyền có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư da.
- Tiếp xúc với một số chất gây ung thư da.
- Các bệnh di truyền như khô sắc tố da.
- Hệ thống miễn dịch yếu có thể tăng nguy cơ mắc ung thư da.
- Nhiễm dạng ung thư da hiếm gặp như Sarcoma Kaposi.
- Nhiễm virus dạng HPV.
- Lạm dụng mỹ phẩm trên da thường xuyên.
Dấu hiệu và các triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư da
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Thường xuất hiện trên cổ hoặc mặt và có các dấu hiệu như vết sưng hình ngọc trai, vết sẹo bằng phẳng hoặc có màu da hoặc màu nâu.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: Thường xuất hiện trên mặt, tai hoặc tay. Những người có làn da sẫm màu hơn thường có nguy cơ cao hơn mắc loại ung thư này ở các vùng không thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Triệu chứng của ung thư này bao gồm nốt đỏ hoặc vết thương có bề mặt đóng vảy.
Ung thư u ác tính: Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả nốt ruồi. Dấu hiệu của loại ung thư này bao gồm xuất hiện đốm nâu sẫm, nốt ruồi thay đổi kích thước, màu sắc hoặc chảy máu. Các vết thương nhỏ không bình thường có thể xuất hiện và có màu xanh – đen, xanh, trắng, đỏ. Ở những vùng như lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, màng dịch nhầy trong miệng, âm đạo, hậu môn, có thể xuất hiện những vết thương màu tối.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư da?
Bệnh ung thư da là một căn bệnh phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư da bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có trường hợp bố mẹ mắc bệnh ung thư da, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái cũng cao. Ngoài ra, người từng mắc bệnh ung thư da một lần trước đây cũng có nguy cơ mắc lại.
- Nhưng ai có dấu hiệu suy yếu hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể.
- Sử dụng bức xạ trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến da.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều.
- Có làn da thiếu sắc tố (melanin).
- Số lượng nốt ruồi nhiều hoặc có nốt ruồi lớn không bình thường.
Hậu quả mà ung thư mang lại da là gì?
Mặc dù ung thư da có tính chất ác tính thấp và tỷ lệ tử vong thấp, nhưng quan trọng nhất là không được coi thường căn bệnh này. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, ung thư da vẫn có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là những tác động không mong muốn của ung thư da đối với cơ thể:
- Gây ra các vết sần, sưng, lở loét và sinh sẹo: Ở giai đoạn ban đầu, ung thư da thường xuất hiện dưới dạng các vết đỏ hoặc nốt sần trên bề mặt da, có thể bong vẩy hoặc tạo thành vảy. Triệu chứng này thường giống với các bệnh da lành tính như vẩy nến, viêm da, eczema…
- Tiến triển thành các triệu chứng đặc trưng hơn: Khi bệnh phát triển, các triệu chứng đặc trưng hơn sẽ xuất hiện, bao gồm vết sần sáng, hơi trong suốt với các nốt nhỏ, bề mặt có thể chảy máu và mao mạch chân lông giãn nở. Có trường hợp bề mặt da sẽ trở lên nhẵn bóng, không có mao mạch chân lông giãn nở rõ ràng, hình thành mảng giống sẹo, có vết loét và sưng.
- Hiện tượng xơ hóa trên da: Một số bệnh nhân ung thư da có thể phát triển hiện tượng xơ hóa trên da, thường xảy ra nhiều ở vùng cổ. Mảng da bám cứng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng vàng, có hiện tượng sưng nhẹ và không có đường biên rõ ràng xung quanh. Mảng da này có thể tồn tại trong thời gian dài, nhưng ở giai đoạn cuối, nó có thể loét ra.
- Có khả năng di căn và tăng nguy cơ tử vong: Một biến chứng nguy hiểm của ung thư da, mà không phải ai cũng nhận thức, là khả năng di căn qua các bộ phận khác trong cơ thể của bạn. Khi điều trị trở nên khó khăn và nguy cơ tử vong tăng cao. Chính vì vậy, rất quan trọng để điều trị bệnh ung thư da sớm nhất có thể.
Chẩn đoán ung thư da
Kiểm tra da: Bác sĩ sẽ kiểm tra da của bạn để xác định có dấu hiệu ung thư hay không. Điều này có thể đòi hỏi bạn phải thực hiện các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Sinh thiết da: Phương pháp này liên quan đến việc lấy mẫu da nghi ngờ và gửi đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết da giúp xác định chính xác liệu bạn có ung thư da hay không, và nếu có, loại ung thư da đó là gì.
Xác định mức độ lan rộng: Sau khi được chẩn đoán là ung thư da, bệnh nhân có thể cần thêm các xét nghiệm để xác định mức độ lan rộng (giai đoạn) của bệnh. Các xét nghiệm bổ sung thường bao gồm hình ảnh (như chụp CT, MRI,…) để kiểm tra các hạch bạch huyết gần đó và tìm kiếm dấu hiệu của ung thư. Sinh thiết hạch bạch huyết cũng có thể được thực hiện để loại bỏ một số hạch bạch huyết và kiểm tra dấu hiệu. Giai đoạn của bệnh sẽ giúp xác định lựa chọn điều trị hiệu quả nhất.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư da
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư da. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật và các liệu pháp điều trị khác:
- Cắt bỏ: Đây là phương pháp thường được sử dụng cho nhiều loại ung thư da. Bác sĩ sẽ cắt bỏ các khối u trên da và sử dụng phần da khỏe mạnh từ một vị trí khác để phủ lên.
- Phẫu thuật vi phẫu Mohs: Đây là phương pháp loại bỏ từng lớp ung thư da bằng cách lấy mẫu mô và kiểm tra dưới kính hiển vi cho đến khi chỉ còn lại mô khỏe mạnh. Phương pháp này thường được áp dụng trên da mặt và vùng da nhạy cảm khác.
- Điện di và nạo: Phương pháp này bao gồm nạo bỏ các khối u trên da bằng thìa nạo y tế. Sau đó, các vùng da bị ung thư sẽ được đốt điện bằng dòng điện từ một máy đặc biệt, và kết quả sẽ là những vùng sẹo trắng trên da.
- Phẫu thuật lạnh: Phương pháp này sử dụng đông lạnh để tiêu diệt tế bào ung thư bất thường. Sau quá trình phun nito, các mô chết sẽ tự rụng đi. Phương pháp này không gây đau đớn cho bệnh nhân, nhưng vẫn để lại các vết sẹo trên da.
- Phẫu thuật laser: Bác sĩ sẽ sử dụng laser để tiêu diệt từng khối u trên da.
Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị, liệu pháp quang động, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu và sử dụng thuốc ung thư da dạng bôi. Các phương pháp này đều có ưu điểm và hạn chế riêng, và bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Xạ trị
Xạ trị hiện nay đang là một phương pháp khá thông dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Nó sử dụng các tia năng lượng cao để chiếu trực tiếp vào tế bào ung thư, nhằm tiêu diệt chúng ở các vị trí có khối u. Tuy nhiên, xạ trị có thể để lại một số di chứng như sẹo trên da và có thể làm cơ thể mệt mỏi hơn sau quá trình điều trị.
Hóa trị
Nhằm tránh tác động đến các tế bào khỏe mạnh khác, các bác sĩ sử dụng phương pháp hóa trị. Qua đó, thuốc được tiêm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch, nhằm tiêu diệt từng bước các tế bào ung thư.
Liệu pháp điều trị quang động
Liệu pháp quang động là một phương pháp tiên tiến và đạt hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư. Phương pháp thực hiện bằng cách tiêm chất cảm quang vào máu thông qua tiêm tĩnh mạch hoặc trực tiếp trên khối u.
Chất này có tác dụng tiêu diệt khối u theo hai cách: đầu tiên, nó phá vỡ mạch máu của khối u, và thứ hai, kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.
Liệu pháp điều trị miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch cũng đã trở thành một phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư trong thời gian gần đây. Thường được kết hợp với liệu pháp quang động, phương pháp này nhằm tăng cường và kích thích hệ miễn dịch để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư da
Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa ung thư da:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì đây là lúc tia cực tím (UV) của mặt trời mạnh nhất.
- Khi ra ngoài vào ngày nắng, hãy mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và đeo kính râm.
- Thoa kem chống nắng bảo vệ da ít nhất 15 phút trước khi đi ra ngoài. Đảm bảo kem chống nắng có Hệ số Bảo vệ Chống nắng (SPF) ít nhất là 15 và Cấp độ Bảo vệ khỏi tia UVA (PA) phù hợp.
- Giảm thiểu tiếp xúc với hóa chất có thể gây hại cho làn da của bạn.
- Bảo vệ làn da của bạn và tránh bất kỳ thiệt hại cho nó.
Thuốc được phê duyệt cho ung thư biểu mô tế bào đáy | Thuốc được phê duyệt cho ung thư biểu mô tế bào vảy ở da |
Aldara (Imiquimod) Cemiplimab-rwlc Efudex (Fluorouracil–Topical) Erivedge (Vismodegib) 5-FU (Fluorouracil–Topical) Fluorouracil–Topical Imiquimod Libtayo (Cemiplimab-rwlc) Odomzo (Sonidegib) Sonidegib Vismodegib |
Cemiplimab-rwlc Keytruda (Pembrolizumab) Libtayo (Cemiplimab-rwlc) Pembrolizumab |
Tóm lại, đây là một số hướng dẫn chung để ngăn ngừa ung thư da. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể đến trực tiếp Nhà Thuốc An Tâm hoặc gọi đến số hotline 0937542233 để được tư vấn trực tuyến.