Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư và điều cần biết

Liệu pháp miễn dịch giúp kích thích hệ thống miễn dịch để tấn công tế bào ung thư. Có nhiều loại thuốc miễn dịch khác nhau, như kháng thể đơn dòng và ức chế miễn dịch. Mỗi loại thuốc hoạt động theo cách khác nhau để tăng cường khả năng chống ung thư của hệ thống miễn dịch. Việc sử dụng liệu pháp miễn dịch phụ thuộc vào loại ung thư và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Liệu pháp miễn dịch là gì?

Liệu pháp miễn dịch (còn gọi là liệu pháp sinh học) là phương pháp sử dụng các tế bào miễn dịch trong cơ thể chống lại tế bào ung thư. Nó hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn hoặc cung cấp các thành phần miễn dịch tổng hợp như protein miễn dịch.

Các chất giống hệ thống miễn dịch được tạo ra giúp tăng cường cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể để tấn công các tế bào độc hại, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Tổng quan Liệu pháp miễn dịch
Tổng quan Liệu pháp miễn dịch

Chỉ định và công dụng

  • Làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
  • Ngăn tế bào ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào ung thư ngay cả khi chúng đã lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cơ chế hoạt động

Cơ chế của  liệu pháp miễn dịch phụ thuộc vào loại liệu pháp miễn dịch, cụ thể:

  • Liệu pháp miễn dịch trực tiếp (active immunotherapy): Hoạt động nhằm kích thích phản ứng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào ung thư. Ví dụ như các vacxin hoạt động nhằm kích thích hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư thay vì ngăn ngừa ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch gián tiếp (passive immunotherapies): Sử dụng hệ thống tế bào miễn dịch được tạo ra trong phòng thí nghiệm của các chuyên gia, đưa vào cơ thể để kích thích, tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể, tấn công các tế bào lạ. 

Các loại liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư 

Kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u

Liệu pháp kháng thể đơn dòng giống như kháng thể tự nhiên (kháng thể này chống lại nhiễm trùng). Chúng được tạo ra ở phòng thí nghiệm do các chuyên gia nghiên cứu.

Các kháng thể đơn dòng này kích thích và hỗ trợ hệ thống miễn dịch tấn công tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng lưu thông khắp máu khi đưa vào cơ thể để tìm và gắn kết các thụ thể receptor đặc hiệu bề mặt các tế bào ung thư.

Ví dụ, một vài kháng thể tấn công vào protein đặc hiệu tiếp cận tế bào ung thư để giúp hệ miễn dịch tiêu diệt chúng. Một số kháng thể khác giải phóng các kháng thể ức chế để tấn công và kiểm soát sự phát triển tế bào ung thư. Con đường PD-1 / PD-L1 và CTLA-4 được các tế bào ung thư sử dụng để thoát khỏi hệ thống miễn dịch. Một khi tìm thấy và phản ứng với tế bào ung thư thì các kháng thể miễn dịch sẽ ức chế ngăn chặn sự tiến triển của ung thư qua con đường này.

Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu

Liệu pháp này cũng giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư. Trong quá trình điều trị bác sĩ chỉ định sử dụng sau hoặc cùng lúc giữa liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu có thể kết hợp với các phương pháp hóa trị hoặc xạ trị. Hai liệu pháp miễn dịch không điệu hiệu, bao gồm:

  • Interferon: Kích thích tăng sinh hệ thống miễn dịch tấn công tiêu diệt tế bào ung thư từ đó kìm hãm sự phát triển của các tế bào này. Các tác dụng phụ gây ra có thể phát ban, triệu chứng cảm cúm (ho, sổ mũi, sốt, đau họng, nhức đầu, chóng mặt,..), tăng nguy cơ nhiễm trùng (người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người nhiễm trùng, hoặc chỗ đông người dễ lây lan bệnh), rụng tóc.
  • Interleukin: Thúc đẩy hệ miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể khỏe mạnh bảo vệ, tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư thận, ung thư da và các khối u ác tính khác. Tác dụng phụ gây ra có thể tăng huyết áp, tăng cân, xuất hiện cảm giác cảm cúm.

Liệu pháp virus oncolytic

Liệu pháp này giúp hệ thống miễn dịch phát hiện tế bào ung thư tiêu diệt chúng mà không ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh. Nó hoạt động bằng cách được bác sĩ tiêm virus vào khối u, các virus sẽ nhân bản lên nhiều virut giống nó khi vào tế bào ung thư. Sau đó nó phá vỡ tế bào làm chúng chết sẽ giải phóng ra các kháng nguyên. Kháng nguyên kích hoạt hệ thống miễn dịch nhắm vào tế bào ung thư.

Liệu pháp tế bào T

Liệu pháp tế bào T gọi là liệu pháp miễn dịch biến đổi gen tế bào T trong điều trị ung thư. Nó hoạt động thay đổi gen trong tế bào bạch cầu tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường sử dụng điều trị cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu, người lớn mắc u lympho và bệnh lý ung thư khác.

Vắc xin ung thư

Vaccin có tác dụng làm lộ kháng nguyên kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư khi nó nhận biết. Có 2 loại vắc-xin ung thư: vắc-xin phòng ngừa và vắc-xin điều trị.

Tác dụng phụ Liệu pháp miễn dịch

Các tác dụng phụ phổ biến nhất: sưng đau, đỏ, ngứa, phát ban

Tác dụng phụ khác: mệt mỏi, buồn ngủ, sốt, táo bón, số lượng tế bào máu thấp, nguy cơ hình thành huyết khối.

Mức độ tác dụng phụ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, loại ung thư, mức độ tiến triển, đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.

Đưa các liệu pháp miễn dịch vào cơ thể 

  • Tiêm: tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, thực hiện bởi nhân viên y tế.
  • Uống: Có dạng viên nén, uống với nước.
  • Kem bôi da: Bôi kem lên da, thường sử dụng cho ung thư da giai đoạn đầu.
  • Bơm hóa chất vào bàng quang: Liệu pháp miễn dịch đi trực tiếp vào bàng quang.

Các loại thuốc liệu pháp miễn dịch hiện nay

Các loại thuốc liệu pháp miễn dịch hiện nay
Các loại thuốc liệu pháp miễn dịch hiện nay

1/ Thuốc Keytruda: Pembrolizumab thuộc loại các thuốc miễn dịch hóa, đặc biệt là nhóm các chất ức chế checkpoint miễn dịch.

Cơ chế hoạt động của Pembrolizumab bao gồm việc liên kết với receptor PD-1 trên tế bào miễn dịch và ngăn chặn sự tương tác của nó với PD-L1 và PD-L2. Điều này giúp khôi phục lại phản ứng miễn dịch, cho phép hệ thống miễn dịch, chống lại các tế bào ung thư bao gồm ung thư phổi di căn không tế bào nhỏ, ung thư da, và một số loại ung thư khác.

2/ Thuốc Rituximab 

Rituximab thuốc nhóm tác động lên hệ thống miễn dịch và chống ung thư, cụ thể là một kháng thể đơn dòng. Nó được sử dụng trong điều trị các loại bệnh có quá nhiều hoặc hoạt động quá mạnh của tế bào lympho B, gồm cả bệnh lymphoma không Hodgkin và một số dạng viêm khớp.

3/ Thuốc Herceptin

Trastuzumab thuộc loại thuốc kháng thể đơn dòng, nó hoạt động bằng cách gắn vào receptor HER2 và ngăn chặn tín hiệu tăng trưởng, qua đó kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày di căn hoặc tiến triển.

4/ Atezolizumab: Là một loại kháng thể đơn dòng ức chế miễn dịch, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công tế bào ung thư.

5/ Thuốc Opdivo Nivolumab: Một kháng thể đơn dòng ngăn chặn tác động của một protein gọi là PD-1 trên tế bào miễn dịch.

FDA chấp thuận

1/ Ngày 29/01/2020 FDA chấp thuận liệu pháp miễn dịch bằng đường uống

(Nguồn: https://www.fda.gov/vaccines-blood-biologics/allergenics/oral-immunotherapy)

2/ FDA phê duyệt liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư nội mạc tử cung vào ngày 22 tháng 4 năm 2021.

(Nguồn: https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-immunotherapy-endometrial-cancer-specific-biomarker)

3/ FDA phê duyệt liệu pháp miễn dịch đầu tiên để điều trị bệnh ung thư dạ dày vào ngày 16 tháng 4 năm 2021.

(Nguồn: https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-immunotherapy-initial-treatment-gastric-cancer)

Đội ngũ biên tập viên nhà thuốc An Tâm

Nguồn tham khảo uy tín

1/ Liệu pháp miễn dịch: Tác giả Sally Chao, MD, cập nhật ngày 11/06/2024.

2/ Liệu pháp miễn dịch hoạt động như thế nào, Tác giả Stephanie Watson, cập nhật ngày 11/06/2024.

3/ Liệu pháp miễn dịch, nguồn từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ – www.cancer.org, cập nhật ngày 11/06/2024.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *