Thuốc Mvasi sử dụng điều trị một số loại ung thư nhất định như Ung thư thận, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng,… Cụ thể về công dụng, tác dụng phụ, liều dùng về thuốc cùng Nhà Thuốc An Tâm tìm hiểu.
Tổng quan thuốc Mvasi
Thuốc Mvasi chứa hoạt chất Bevacizumab thuộc nhóm liệu pháp kháng sinh mạch. Nó hoạt động theo cơ chế ngăn chặn các loại protein VEGF. VEGF là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu giúp cung cấp nguồn mạch máu tới tế bào ung thư phát triển. Vì vậy thuốc ngăn chặn VEGF nhằm cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào ung thư.
Thuốc này thuộc liệu pháp trúng đích được sử dụng trong điều trị một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi không tế bào tái phát, ung thư đại trực tràng di căn, ung thư di căn biểu mô tế bào thận, ung thư cổ tử cung.
Thông tin về thuốc
- Thành phần chính: Bevacizumab
- Thương hiệu: Mvasi
- Nhà sản xuất: Amgen
- Nơi sản xuất: Amgen Australia
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm lọ 4ml 100mg/4ml và lọ 16ml 400mg/16ml
- Cách đóng gói: 1 hộp 1 lọ dung dịch tiêm
Chỉ định thuốc
Bevacizumab được dùng trong điều trị một số bệnh ung thư như:
- Ung thư đại trực tràng di căn: Thuốc Mvasi kết hợp với hóa trị liệu dựa trên fluorouracil tiêm tĩnh mạch.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển, tái phát hoặc di căn: Thuốc Mvasi kết hợp với carboplatin và paclitaxel.
- Ung thư di căn biểu mô tế bào thận: Thuốc Mvasi (bevacizumab) kết hợp với interferon-alfa
- Ung thư cổ tử cung tái phát hoặc di căn: Thuốc kết hợp với paclitaxel và cisplatin hoặc paclitaxel và topotecan.
- U nguyên bào men tái phát: Thuốc Mvasi (bevacizumab) được chỉ định để điều trị u nguyên bào thần kinh đệm (GBM) tái phát ở người lớn.
Cách dùng và liều dùng thuốc
Cách dùng
Mvasi sử dụng tiêm dưới dạng tĩnh mạch, thực hiện tiêm bởi nhân viên y tế chuyên môn, tiêm khoảng 2 hoặc 3 tuần 1 lần theo chỉ định bác sĩ. Liều dùng phụ thuộc vào trọng lượng, loại ung thư và đáp ứng của từng bệnh nhân.
Thuốc khi sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi hoặc đau đầu, khó thở hoặc đau ngực trong khi tiêm.
Liều dùng
- Thuốc ung thư đại trực tràng di căn sử dụng 2 hoặc 3 tuần một lần kết hợp với các loại thuốc điều trị ung thư khác.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ dạng không vảy, tiêm tĩnh mạch 3 tuần một lần kết hợp với các thuốc điều trị ung thư khác.
- U nguyên bào men tái phát, thuốc được tiêm 2 tuần một lần.
- Ung thư cổ tử cung di căn, tái phát, tiêm tĩnh mạch 3 tuần một lần kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.
Lưu ý khi dùng thuốc
- Không sử dụng thuốc sau 28 ngày sau những thủ thuật phẫu thuật lớn.
- Các sản phẩm của Bevacizumab có thể gây ra hai dạng chảy máu riêng biệt: xuất huyết nhẹ, xuất huyết nghiêm trọng, bệnh nhân cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Tăng huyết áp nghiêm trọng xảy ra tỷ lệ cao hơn ở những bệnh nhân dùng các sản phẩm bevacizumab so với những bệnh nhân được hoá trị liệu một mình.
- Các phản ứng liên quan tới truyền dịch bao gồm tăng huyết áp, triệu chứng thần kinh, thở khò khè, đau ngực đau đầu,…
- Do có khả năng xảy ra phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, vậy nên phụ nữ không nên cho con bú trong thời gian điều trị và trong 6 tháng sau liều cuối cùng.
- Không nên sử dụng phương pháp trị ung thư bằng thuốc Mvasi cho phụ nữ có thai.
- Nếu có tiền sử dị ứng với thành phần nào của thuốc cần thông báo với bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử bệnh: bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim (như đau tim , đột quỵ, cục máu đông hoặc rối loạn đông máu), huyết áp cao, vấn đề chảy máu (ở thực quản, dạ dày hoặc ruột), bệnh thận.
Tác dụng phụ của Mvasi
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Đau đầu, đau lưng.
- Huyết áp cao
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy máu cam.
- Da khô
- Vị giác thay đổi, ăn không ngon.
- Chảy máu trực tràng
- Đau lưng
- Viêm da
- Chảy nước mắt hoặc mắt bị khô.
Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:
- Phản ứng dị ứng: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
- Trong quá trình tiêm xảy ra chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, ngứa, đổ mồ hôi hoặc đau đầu, tức ngực, đau lưng, khó thở hoặc sưng mặt.
- Mvasi có thể khiến bạn dễ chảy máu hơn: dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường, chảy máu trong dạ dày (đau dạ dày dữ dội, phân có máu, ho ra máu…).
- Vấn đề về tim: đau hoặc tức ngực, buồn nôn, đổ mồ hôi, sưng tấy, tăng cân nhanh, cảm thấy khó thở.
- Dấu hiệu của cục máu đông: đau ngực, ho đột ngột hoặc khó thở, chóng mặt, ho ra máu, đau, sưng.
- Số lượng bạch cầu thấp với biểu hiện sốt, lở miệng, lở da, đau họng, ho.
Tương tác của thuốc Mvasi
Thuốc Mvasi có thể tương tác với các loại thuốc như: amlodipine, aspirin, Benadryl, bleomycin, cafergot.
Thuốc Mvasi giá bao nhiêu?
Để biết giá thuốc Mvasi mới nhất và các chương trình ưu đãi hãy liên hệ dược sĩ qua hotline 093.754.2233 của Nhà Thuốc An Tâm để được tư vấn và báo giá chính xác.
Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng, cách sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo, bạn sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cần tuân thủ chỉ định bác sĩ.
FDA chấp thuận
1/ Vào ngày 26/03/2018 Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ hôm nay đã phê duyệt Mvasi (bevacizumab) để điều trị nhiều loại ung thư.
(Nguồn: https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-biosimilar-treatment-cancer)
2/ Vào ngày 21/12/2017 Các bác sĩ ung thư y tế của FDA thảo luận về việc phê duyệt MVASI vào ngày 14 tháng 9 năm 2017, loại thuốc tương tự sinh học đầu tiên được phê duyệt ở Hoa Kỳ để điều trị ung thư.
(Nguồn: https://www.fda.gov/drugs/resources-information-approved-drugs/fda-disco-first-biosimilar-approval-treatment-cancer)
Đội ngũ biên tập viên nhà thuốc An Tâm
Nguồn tham khảo uy tín
- Mvasi – Công dụng, Tác dụng phụ – https://www.webmd.com/drugs/2/drug-177596/mvasi-intravenous/details
- Tác giả Cerner Multum, Mvasi thuộc nhóm Thuốc ức chế VEGF/VEGFR – https://www.drugs.com/mtm/mvasi.html