Tìm hiểu về ung thư biểu mô tế bào gan

Chắc hẳn ai trong chúng ta khi nghe đến căn bệnh ung thư đều rùng mình sợ hãi vì mức độ nguy hiểm của nó. Có nhiều loại ung thư như ung thư phổi, ung thư máu, ung thư da, ung thư dạ dày,… Trong đó, ung thư gan là một trong những loại ung thư nguy hiểm gây tử vong cao. Đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gan. Hãy cùng nhà thuốc An Tâm tìm hiểu về ung thư biểu mô gan qua bài viết bên dưới.

Tổng quát  sơ lược về ung thư biểu mô gan

Ung thư gan là một bệnh ác tính xảy ra khi tế bào gan bình thường trở nên bất thường về cả hình thái và chức năng. Có ba loại chính của ung thư gan, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô đường mật và ung thư nguyên bào gan. Trong số đó, ung thư biểu mô tế bào gan là loại phổ biến nhất.

 Loại ung thư phổ biến đứng thứ 6 trên thế giới là ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan). Theo Globocan 2020, tại Việt Nam, ung thư gan có tỷ lệ số ca mắc mới và số tử vong nhiều nhất ở cả 2 giới. 

Ung thư gan là bệnh rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra, nhưng ở một số người có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân thường gặp và một số yếu tố nguy cơ như: nhiễm virus viêm gan B, C. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác: xơ gan, rượu, nhiễm độc aflatoxin, bệnh Wilson, …   

Tổng quát về ung thư biểu mô gan
Tổng quát về ung thư biểu mô gan

Ung thư biểu mô tế bào gan được hiểu như thế nào?

Ung thư biểu mô tế bào gan là một loại ung thư xuất phát từ gan chính. Khác với ung thư gan di căn, nơi tế bào ung thư lan rộng từ các bộ phận khác của cơ thể vào gan, ung thư biểu mô tế bào gan bắt nguồn từ chính các tế bào gan.

Các tế bào này phát triển một cách bất thường và chiếm ưu thế so với các tế bào gan bình thường, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Đây là loại ung thư phổ biến nhất. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể được chữa khỏi thông qua phẫu thuật hoặc cấy ghép.

Người nào có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan?

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác các nguyên nhân gây nên tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan, tuy nhiên ở một số nhóm người lại có khả năng xuất hiện loại bệnh này sẽ cao hơn so với người bình thường. Những nhóm người sau có nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn:

Người bị mắc bệnh gan kéo dài và những bệnh nhân bị xơ gan: Xơ gan thường xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương và được thay bằng mô xơ. Nó bắt nguồn từ 1 trong các nguyên nhân sau: uống rượu, nhiễm viêm gan B hoặc C, một số loại thuốc và quá nhiều chất sắt được lưu trữ trong gan.

Người bị xơ gan do nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C: Sau khi bị viêm gan có thể dẫn đến ung thư tế bào gan. Cần làm xét nghiệm máu để xác định một bệnh nhân có virus viêm gan B hoặc C trong cơ thể hay không.

Người có thói quen uống rượu thường xuyên và những người tích tụ mỡ trong gan: Nếu uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày trong nhiều năm sẽ làm tăng nguy cơ của bệnh ung thư tế bào gan. Bạn càng uống nhiều rượu tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào gan.

Người nào có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan?
Người nào có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan?

Người béo phì và mắc bệnh tiểu đường: Đây là hai điều kiện dẫn đến tăng nguy cơ ung thư gan. Người bị béo phì sẽ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ và cũng có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan. Do nồng độ insulin trong cơ thể bệnh nhân ở mức cao nên gây ra tổn thương gan mà người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư biểu mô gan sẽ cao hơn bình thường.

Người dư sắt và có Aflatoxin bên trong cơ thể: Những người có quá nhiều chất sắt được lưu trữ quá nhiều trong gan và các bộ phận khác trong cơ thể thì có khả năng sẽ hình thành ung thư tế bào gan. Aflatoxin là một chất có hại cho cơ thể, được tạo ra từ một số loại nấm mốc có trong đậu phộng, ngô, các loại hạt và ngũ cốc. Aflatoxin có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tế bào gan.

Ung thư biểu mô tế bào gan có những triệu chứng gì?

Ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn ở giai đoạn tiềm tàng nên đôi khi không có bất kỳ triệu chứng nào của ung thư biểu mô tế bào gan. Khi ung thư phát triển, bệnh nhân có thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau phần thượng vị và hạ sườn bên  phải
  • Cảm giác nặng nề như xuất hiện một khối hoặc cảm giác tức nặng ở thượng vị
  • Chướng bụng hoặc đầy hơi
  • Không còn cảm giác ngon miệng khi ăn và cảm giác đói
  • Sụt cân liên tục
  • Sức khỏe yếu đi hoặc mệt mỏi nhiều
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Bị vàng da và mắt
  • Nhu động ruột yếu, nước tiểu sẫm màu
  • Sốt cao

Các cách chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan

Các xét nghiệm và hình ảnh được sử dụng để các bác sĩ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan là:

  • Xét nghiệm máu để đo chức năng gan: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân để kiểm tra xem trong mẫu máu đó có protein gọi là AF hay không. Mức AFP thường có mặt nhiều trong máu của thai nhi nhưng giảm mạnh sau khi bé được sinh ra. Do đó, nếu trong máu có nồng độ AFP cao, rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
  • Xét nghiệm hình ảnh như CT và MRI: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, chụp CCT hoặc MRI để tìm xem có khối u trong gan hay không. Hình ảnh của gan có thể thấy khi siêu âm, chụp CT, MRI.
  • Sinh thiết gan: Phương pháp này sẽ thực hiện lấy mẫu tế bào gan. Ở vài trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô gan và kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm ra các tế bào ung thư. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một số mô gan bằng kim đã được đặt xuyên qua da và đưa vào gan của bệnh nhân. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê vùng đó để không thấy đau đớn khi lấy mẫu sinh thiết.
Các cách chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan
Các cách chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan

Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

Dựa vào kích thước và vị trí của tế bào ung thư, cùng với khả năng hoạt động của gan, điều kiện sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất cho từng bệnh nhân.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật để loại bỏ ung thư và một phần các mô khỏe mạnh bao quanh nó. Đây là một lựa chọn cho những người mới bị ung thư gan giai đoạn đầu và có chức năng gan bình thường.

Phẫu thuật ghép gan là cắt bỏ toàn bộ lá gan và thay thế nó bằng một lá gan lành mới của người hiến tặng. Đây được xem là một lựa chọn hiệu quả nếu các tế bào ung thư của người bệnh chưa di căn ra ngoài gan.

Ghép gan là một phẫu thuật lớn và gan hiến tặng cần có đủ 2 điều kiện là có cùng nhóm máu và có kích thước cơ thể tương đương với người nhận. Sau khi tiến hành ghép gan thành công, bệnh nhân sẽ cần phải ở lại bệnh viện nhiều nhất 3 tuần sau khi phẫu thuật để tiếp tục theo dõi và mất khoảng ít nhất 6 tháng đến một năm để có thể trở lại lối sống thường nhật. Sau khi cấy ghép gan thành công, bệnh nhân cần dùng thuốc giúp ngăn gan mới hòa nhập với cơ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

Cắt bỏ tần số vô tuyến và kỹ thuật nhiệt động (Cryoablation) 

Tiêu diệt tế bào ung thư bằng nhiệt là dùng nhiệt độ cực lạnh hoặc cực cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được khuyến nghị sử dụng cho những người không thể thực hiện phẫu thuật.

Đối với phương pháp này, khối u ung thư biểu mô tế bào gan sẽ được bác sĩ phá hủy bằng cách đóng băng nó bằng đầu dò kim loại mỏng. Trong lúc bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan đã được gây mê, bác sĩ sẽ đặt đầu dò vào khối u và sử dụng một loại khí lạnh để giết chết các tế bào ung thư. Ngoài ra, còn có một phương pháp tương tự, được gọi là đốt sóng cao tần, là sử dụng dòng điện để loại bỏ ung thư bằng nhiệt.

Phương pháp xạ trị

Liệu pháp xạ trị là sử dụng năng lượng từ tia X hoặc proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này được khuyến nghị khi bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không muốn hoặc không thể phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại xạ trị chuyên dụng, gọi là xạ trị định vị thân (SBRT), tức là cùng lúc tập trung nhiều chùm tia phóng xạ đồng thời tại một điểm trong cơ thể. Có hai loại xạ trị là:

  • Xạ trị chiếu ngoài: Bệnh nhân nằm trên bàn trong khi máy xạ trị sẽ phát chùm tia phóng xạ vào những điểm cụ thể trên ngực hoặc bụng của bệnh nhân.
  • Xạ trị trong: Các hạt phóng xạ nhỏ sẽ được tiêm vào động mạch máu chuyển đến gan. Các hạt phóng xạ này có chức năng chặn đứng hoặc phá hủy nguồn cung cấp máu đến khối u trong gan của bạn.

Khi thực hiện phương pháp xạ trị, người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ biến mất khi điều trị xong.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị là bơm thuốc trực tiếp vào gan của bạn. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống mỏng, linh hoạt vào động mạch cung cấp máu cho gan, sau đó bơm một loại thuốc hóa học kết hợp với một loại thuốc khác nhằm chặn động mạch. Mục đích của phương pháp này là tiêu diệt khối u bằng cách bỏ đói nó. Tuy nhiên, thông qua một mạch máu khác, gan của bạn vẫn sẽ nhận được lượng máu cần thiết.

Người bệnh thường được hóa trị liệu ở các cơ sở ngoại trú, không cần phải ở lại qua đêm trong bệnh viện. Phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và nôn, chán ăn, sốt và ớn lạnh, đau đầu và yếu, có thể dễ bị nhiễm trùng, chảy máu và mệt mỏi, bầm tím.

Sử dụng phương pháp tiêm ethanol qua da

Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định vị trí khối u, sau đó dùng kim nhỏ tiêm ethanol vào để tiêu diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ để tránh cảm giác đau đớn khi thực hiện thao tác này.

Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng thuốc

Dùng thuốc để tấn công các điểm cụ thể trong các tế bào ung thư từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh ở những người bị ung thư gan tiến triển được gọi là điều trị đích bằng thuốc. Đồng thời, liệu pháp này còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển mạch máu mới hoặc protein giúp các khối u phát triển.

Một số tác dụng phụ thường gặp là: tiêu chảy, mệt mỏi, phát ban, giảm sự thèm ăn, đau, phồng rộp bàn tay và viêm dạ dày hoặc ruột.

Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp này có thể là một lựa chọn để điều trị ung thư gan tiến triển. Bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc giúp kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để nó đi tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc miễn dịch trị liệu hay còn gọi là chất ức chế sự phát triển tế bào u. 

Một số tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là: phát ban, giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sốt,  đau và phản ứng tự miễn liên quan đến phổi, gan, ruột, thận và các cơ quan khác.

Ở một số người, điều trị có thể làm cho ung thư khỏi hoàn toàn. Nhưng đối với những người khác, ung thư lại không mất đi hoàn toàn hoặc có thể trở đi trở lại nhiều lần nên người bệnh cần điều trị thường xuyên để kiểm soát nó càng lâu càng tốt. Bệnh nhân có thể không thể kiểm soát được sự phát triển của căn bệnh ung thư, nhưng có thể tự kiểm soát được cách sống của mình. Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc yêu cầu chăm sóc sau khi điều trị là việc cần thiết để người bệnh duy trì được cuộc sống mạnh khỏe và lạc quan của mình.

Dự phòng ung thư biểu mô tế bào gan

Bệnh gan thường gặp nhất ở Việt Nam là ung thư biểu mô tế bào gan. Bệnh gan nhiễm trùng mạn tính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến HCC. Vậy nên, để dự phòng ung thư, chúng ta cần phải dự phòng các bệnh mạn tính này:

  • Tiêm phòng đầy đủ, tránh lây nhiễm viêm gan B và C.
  • Tránh xa các tác nhân gây hại làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn như thuốc lá và rượu bia.
  • Điều trị dứt điểm viêm gan B và C khi chúng còn ở thể cấp không để phát triển mạn tính.
  • Điều trị để hạn chế tối đa bệnh chuyển biến từ viêm gan thành xơ gan.
  • Thực hiện tầm soát ung thư gan bằng siêu âm và định lượng AFP định kỳ 6 tháng/1 lần để xác định các bất thường ở gan và chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể.
Dự phòng ung thư biểu mô tế bào gan
Dự phòng ung thư biểu mô tế bào gan

Mặc dù ung thư biểu mô tế bào gan rất nguy hiểm nhưng nó có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Vậy nên, mỗi người chúng ta hãy tiến hành tầm soát ung thư gan định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị triệt để.

Tóm lại, ung thư biểu mô tế bào gan là một bệnh vô cùng nguy hiểm mà các bạn không nên lơ là trước những dấu hiệu của nó. Hy vọng những phân tích trên của Nhà Thuốc An Tâm sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh ung thư biểu mô gan, tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp với mình và sẽ sớm có cái nhìn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_th%C6%B0_gan

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *