Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư gan là một loại ung thư diễn ra ở trong lá gan, bao gồm ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng không rõ ràng, người bệnh chủ quan. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Hãy trang bị kiến thức về ung thư gan để phòng tránh kịp thời. Gan chính là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp tiêu hóa thức ăn cũng như là dự trữ năng lượng.

Ung thư gan là gì?

Ung thư gan là sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư nằm ở trong gan. Chính vì vậy mà khi các tế bào của gan bị ung thư hóa thì nó sẽ không thể thực hiện được các chức năng vốn có và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Bệnh ung thư gan chia thành hai loại, bao gồm:

  • Ung thư gan nguyên phát (bắt đầu từ tế bào gan): Bệnh chiếm 80% tổng số ca mắc ung thư gan, thường gặp ở người trên 50 tuổi, trong đó tỉ lệ mắc ở nam cao gấp hai lần nữ.
  • Ung thư gan thứ phát (các tế bào ung thư từ cơ quan khác lan sang gan hay còn gọi là di căn): Các bệnh ung thư có thể di căn tới gan bao gồm: ung thư phổi, ung thư vú.

Nguyên nhân gây ung thư gan

Ung thư gan thường gặp trên người có bệnh nền xơ gan
Ung thư gan hiện nay ở Việt Nam

Nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ của căn bệnh này là ngoài xơ gan, viêm gan B, viêm gan C, rượu bia cũng là một trong những lý do dẫn đến ung thư gan.

  • Bệnh xơ gan: Xơ gan có nghĩa là sẹo gan do tổn thương gan. Sẹo này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Xơ gan làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Xơ gan có thể được gây ra bởi: Nhiễm một loại virus như viêm gan B hoặc C, sử dụng rượu bia trong một thời gian dài, tình trạng di truyền như heamochromatosis (rối loạn quá tải sắt) hoặc thiếu men alpha 1 antitrypsin.
  • Thừa cân béo phì: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thừa cân béo phì đang bị viêm gan cũng là đối tượng có nguy cơ bị ung thư gan. Vì khi chỉ số cân nặng của cơ thể tăng cao làm tăng nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Rượu: Uống nhiều hơn 80g rượu một ngày trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ ung thư gan. Uống nhiều rượu kéo dài gây xơ gan và cũng có thể gây tổn hại trực tiếp DNA trong các tế bào gan.
  • Nhiễm virus viêm gan: Nhiễm lâu dài với bệnh viêm gan B hoặc siêu vi C làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan nguyên phát vì nó gây ra tổn hại cho gan. 
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư gan.
  • Tiền sử gia đình: Bệnh ung thư gan có thể di truyền từ mẹ sang con, cha sang con hay các thành viên trong gia đình do ăn uống tiếp xúc hàng ngày.
  • Cắt bỏ túi mật: Những người đã từng cắt bỏ túi mật do sỏi mật có thể có nguy cơ ung thư gan. Nguy cơ gia tăng do áp lực lớn ở ống mật gây viêm lâu dài trong các mô gan.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nguy cơ cao của bệnh ung thư gan so với những người không bị. Nguy cơ cao có thể là do mức độ insulin cao hơn ở những người bị bệnh tiểu đường hoặc do tổn thương gan gây ra bởi bệnh tiểu đường.

Triệu chứng bệnh ung thư gan

Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn đầu:

  • Sút cân: Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.
  • Vàng da: Là biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan, gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể.
  • Gan nở rộng: Gan nằm ở vùng bên phải của bụng trên, kéo dài đến giữa. Gan nở to làm bạn có thể sờ thấy nó ở vị trí này, nên theo dõi vì đây là những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư gan.
  • Nước tiểu có màu tối: Tăng bilirubin trong máu sẽ làm cho màu sắc của nước tiểu thay đổi từ màu vàng sẫm đến nâu
  • Tụ dịch trong bụng: Tụ dịch trong bụng là một trong những triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu. Chướng bụng cùng với việc có thể sờ thấy được gan là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan.
  • Buồn nôn và nôn: Nôn và buồn nôn thường được coi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư gan.
  • Đau bụng: Gan nở rộng và suy giảm chức năng sẽ dẫn đến đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng cùng với gan nở rộng, rất có thể bạn đã mắc bệnh về gan.
  • Ngứa: Ngứa có thể à một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan. Điều này xảy ra chủ yếu là do ảnh hưởng của sự gia tăng bilirubin trong cơ thể. Chức năng gan suy giảm sẽ dẫn đến tăng bilirubin, gây ngứa trên da.
  • Mệt mỏi: Nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài đi kèm với bất kỳ triệu chứng suy giảm chức năng gan nào khác.

Các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối:

Triệu chứng của ung thư gan trong giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua hoặc dễ nhầm với các bệnh khác như: sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi… Khi khối u đi vào giai đoạn nặng, các triệu chứng rõ ràng hơn và dễ nhận biết hơn: mệt mỏi, sưng bụng, phía bên phải của bụng bị đau, sốt cao, sút cân không rõ nguyên nhân, xương đau nhức, dung tích phổi giảm, buồn nôn.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan

Những đối tượng sau có nguy cơ rất cao mắc ung thư gan:

  • Người bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính
  • Người uống nhiều rượu bia kéo dài
  • Người đang hoặc đã bị xơ gan
  • Người thường xuyên tiếp xúc với với Aflatoxin
  • Người bị bệnh tiểu đường và béo phì.

Chẩn đoán ung thư gan như thế nào?

Để chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc thăm hỏi tiền sử bệnh. Khi có bệnh tiền sử gì cần báo với bác sĩ để họ nắm bắt thông tin, chẩn đoán chính xác qua các xét nghiệm. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan và bilirubin trong máu.
  • Xét nghiệm miễn dịch Alpha – Fetoprotein (AFP): Ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát, tỷ lệ AFP dương tính từ 60 – 90%. Đối với ung thư gan thứ phát, xét nghiệm này ra kết quả âm tính. Xét nghiệm AFP cũng được dùng để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị ung thư gan.
  • Chụp CT bụng hoặc MRI gan: Đây là kỹ thuật có độ chẩn đoán chính xác cao (tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên tới 97,5% với các khối u đường kính trên 2cm). Phương pháp này tạo ra hình ảnh chi tiết về gan và các cơ quan khác trong bụng, từ đó cho phép bác sĩ xác định chính xác nơi khối u đang phát triển, kích thước của nó và đánh giá xem nó có lan sang các cơ quan khác hay không.
  • Sinh thiết gan: Nếu ung thư gan được chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của ung thư. Giai đoạn mô tả mức độ nghiêm trọng hoặc mức độ của ung thư. Nó có thể giúp bác sĩ xác định các lựa chọn điều trị và tiên lượng bệnh của bạn. Giai đoạn 4 là giai đoạn ung thư gan tiến triển nhất.
Thực hiện sinh thiết gan dưới hỗ trợ của siêu âm là phương pháp chẩn đoán cần thiết và cho kết quả chính xác
Chẩn đoán bệnh ung thư gan hiện nay

Các giai đoạn ung thư gan

Ung thư gan được chia làm 4 giai đoạn: I, II, III, IV. Giai đoạn ung thư cho biết mức độ tiến triển của khối u trong cơ thể để có cách điều trị tốt nhất.

❤️ Ung thư gan giai đoạn I ❤️ Ung thư gan giai đoạn II ❤️ Ung thư gan giai đoạn III ❤️ Ung thư gan giai đoạn IV
Có một khối u duy nhất trong gan, chưa xâm nhập đến bất kỳ mạch máu nào trong gan. Xuất hiện một khối u duy nhất trong gan đã xâm chiếm các mạch máu hoặc nhiều khối u nằm trong gan nhưng có kích thước dưới 5cm.
  • Giai đoạn IIIA: Có nhiều khối u trong gan và ít nhất một khối u lớn hơn 5cm; chưa có di căn đến hạch hoặc cơ quan khác ngoài gan.
  • Giai đoạn IIIB: Có một hoặc nhiều khối u gan, xâm lấn vào một trong những mạch máu chính trong gan (tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch gan) hoặc xâm lấn vào phúc mạc, chưa có di căn đến hạch hoặc cơ quan khác ngoài gan.
  • Giai đoạn IVA: Các khối u đã di căn vào các hạch bạch huyết gần gan, nhưng chưa đến những cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn IVB: Khối u đã di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương hoặc não.

Các phương pháp điều trị ung thư gan

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần của gan: Trường hợp nếu khối u nhỏ và chức năng gan vẫn bình thường có thể cắt bỏ một phần của lá gan để loại bỏ khối u.
  • Phẫu thuật cấy ghép gan: Đối với những người bệnh ung thư gan giai đoạn đầu chưa di căn, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp cắt bỏ lá gan bị ung thư để thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh từ một người hiến gan.

Làm nóng các tế bào ung thư:

Bác sĩ sẽ chèn một hoặc nhiều chiếc kim mỏng vào một vết rạch nhỏ ở bụng. Khi kim chạm đến khối u ung thư, nó sẽ được làm nóng bằng một dòng điện, từ đó có tác dụng phá hủy các tế bào ung thư.

Tiêm rượu vào trong khối u:

Cồn nguyên chất được trực tiếp tiêm vào các khối u, rượu sẽ khiến cho các tế bào ung thư chết đi. 

Tiêm thuốc hóa trị vào gan:

Phương pháp này trực tiếp cung cấp các loại thuốc chống ung thư mạnh vào gan. Các loại thuốc hóa trị được tiêm vào động mạch gan để tiêu diệt khối u. 

Xạ trị:

Phương pháp này sử dụng chùm năng lượng cao để thu nhỏ các khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư. Bức xạ từ xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ cho người bệnh như mệt mỏi, buồn nôn và nôn. 

Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu:

Các thuốc nhắm mục tiêu có tác dụng can thiệp các khối u tạo ra các mạch máu mới, làm chậm hoặc ngăn chặn ung thư phát triển. 

Điều trị bằng tế bào CIK:

Đây là phương pháp mới và tiên tiến nhất hiện nay, đưa vào cơ thế tế bào CIK được lấy ra và biệt hóa từ chính cơ thể bệnh nhân, các tế bào CIK sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Phòng ngừa bệnh ung thư gan

Có rất nhiều những thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Chính vì thế sau đây là một số cách để phòng ngừa bệnh để các bạn cần tham khảo:

Tập thể dục và ăn uống

  • Có chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung vitamin và protein cho cơ thể. Hạn chế ăn các loại dầu ăn động thực vật.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp tăng cường sức khỏe
  • Tránh những nơi đông đúc và tụ điểm có khả năng xuất hiện nhiều mầm bệnh
  • Hạn chế việc uống bia rượu và sử dụng thuốc lá. Đây là một trong những nguyên nhân khá lớn gây ra bệnh ung thư gan
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc bổ để có để tăng cường chức năng gan.

Tiêm vắc xin viêm gan B

Trẻ em và người lớn cần tiêm vắc xin viêm gan B để phòng bệnh. Trẻ sơ sinh nên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh. Sau đó, trẻ cần được tiêm nhắc thêm 3 mũi nữa (trong vòng 1 năm kể từ mũi đầu tiên) để đạt hiệu quả phòng ngừa tối ưu.

Người lớn, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao (chẳng hạn như những người lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch) cũng cần được chủng ngừa (tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng).

Phòng ngừa xơ gan

Phòng ngừa xơ gan bằng cách hạn chế rượu bia cũng như thường xuyên tập thể dục mỗi ngày. Bổ sung các thực phẩm protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và rau củ quả và hạn chế tinh bột xấu, thức ăn chiên rán, đồ ngọt.

Khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư

Thăm khám định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh bên trong cơ thể. Ung thư giai đoạn đầu thường dễ điều trị dứt điểm.

Các loại thuốc điều trị ung thư gan

Thuốc Keytruda 100mg/4ml Pembrolizumab
Thuốc Lenvakast 4mg Lenvatinib
Thuốc Lenvanix 4mg 10mg Lenvatinib
Thuốc Lenvaxen 4mg & 10mg Lenvatinib
Thuốc Lenvima 10mg Lenvatinib
Thuốc Nexavar 200mg Sorafenib
Thuốc Opdivo 100mg/10ml Nivolumab
Thuốc Orib 200mg Sorafenib
Thuốc Regonix 40mg Regorafenib
Thuốc Sorafenat 200mg Sorafenib
Thuốc Stivarga 40mg Regorafenib
Thuốc Zepatier 50mg/100mg Elbasvir và grazoprevir

Trên đây là các thông tin tổng quan về ung thư gan. Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà Thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *