Hiểu rõ về thuốc hóa trị và cơ chế hoạt động chính

Thuốc hóa trị là những loại thuốc được sử dụng trong quá trình hóa trị. Nó phá hủy các tế bào phát triển nhanh. Cùng Nhà Thuốc An Tâm tìm hiểu các thông tin chi tiết ngay tại đây.

Hóa trị là gì? Thuốc hóa trị là gì?

Hóa trị được coi là một phương pháp điều trị toàn thân vì thuốc di chuyển khắp cơ thể và có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu. Điều này làm cho nó khác với việc phẫu thuậtxạ trị về hai phương pháp này thường chỉ sử dụng để điều trị cục bộ vì chúng ảnh hưởng đến một bộ phận cơ thể.

Hóa trị là gì? Thuốc hóa trị là gì?
Hóa trị là gì? Thuốc hóa trị là gì?

Thuốc hóa trị hoạt động bằng cách tấn công các tế bào ung thư theo một số cách khác nhau. Một số loại thuốc có thể phá hủy DNA của tế bào ung thư, khiến chúng không thể phát triển. Các loại thuốc khác ngăn chặn sự phát triển hoặc phá vỡ khả năng sửa chữa của chúng. 

Thuốc có thể ảnh hưởng đến các tế bào lành mạnh trong cơ thể, dẫn đến tác dụng phụ. Các tác dụng phụ phổ biến của hóa trị bao gồm buồn nôn, nôn mửa, rụng tóc, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Dưới đây là 10 loại thuốc hóa trị phổ biến:

  • Thuốc Xeloda (Capecitabine): ung thư đại trực tràng, ung thư vú di căn, ung thư dạ dày.
  • Thuốc Capbize (Capecitabine): ung thư đại trực tràng, ung thư vú di căn, ung thư dạ dày.
  • Thuốc Temodal (Temozolomide): ung thư não.
  • Thuốc Vidaza (Azacitidine): bạch cầu tủy cấp tính và hội chứng tăng sản tủy (MDS).
  • Thuốc Purinethol (Mercaptopurine): bạch cầu cấp tính và bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML).
  • Thuốc Palbonix (Palliative care): Giảm đau và kiểm soát triệu chứng ung thư tiến triển.
  • Thuốc Celkeran (Cyclophosphamide): ung thư vú, ung thư phổi, ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
  • Thuốc Alimta (Pemetrexed): ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  • Thuốc Alkeran (Cyclophosphamide): ung thư vú, ung thư phổi, ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

Thuốc hóa trị điều trị bệnh gì?

Hóa trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật và xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu để chống lại ung thư. 

Thuốc hóa trị điều trị bệnh gì?
Thuốc hóa trị điều trị bệnh gì?

Thuốc hóa trị có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng khác ngoài ung thư:

  • Bệnh tự miễn dịch: Với bệnh tự miễn dịch, các tế bào trong hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh. Bằng cách ngăn chặn các tế bào nhân lên, hóa trị có thể làm chậm các tế bào miễn dịch gây hại cho cơ thể.
  • Rối loạn máu: Rối loạn máu bao gồm các tình trạng liên quan đến tủy xương tạo ra các tế bào máu bất thường. Với một số rối loạn về máu cần ghép tế bào gốc để thay thế các tế bào máu bất thường. Hóa trị thường được thực hiện trước khi cấy ghép để tiêu diệt các tế bào bất thường và nhường chỗ cho tế bào bình thường

Các loại thuốc hóa trị phổ biến và cách hoạt động

Có rất nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau, được phân loại theo cách thức hoạt động và cấu trúc hóa học của chúng.

Các loại thuốc hóa trị phổ biến và cách hoạt động
Các loại thuốc hóa trị phổ biến và cách hoạt động

Tác nhân alkyl hóa (kể cả nitrosoureas)

Tác nhân alkyl hóa là một nhóm liệu pháp hóa trị hoạt động bằng cách làm hỏng DNA của tế bào ung thư khiến chúng không thể phân chia được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư bạch cầu,… Nhóm thuốc này thường được chia thành 2 tác nhân chính:

  • Tác nhân alkyl hóa nitơ mustard: Loại tác nhân alkyl hóa này chứa nitơ mustard, một hợp chất có thể tạo ra liên kết chéo giữa DNA để ngăn chặn sự sửa chữa DNA và dẫn đến chết tế bào. Ví dụ về các thuốc thuộc nhóm tác nhân alkyl hóa nitơ mustard gồm cyclophosphamide, ifosfamide và chlorambucil.
  • Tác nhân alkyl hóa platin: Loại tác nhân chứa platin một kim loại nặng có thể tạo ra các liên kết chéo giữa DNA ngăn chặn sự sửa chữa DNA. Ví dụ về thuốc hóa trị thuộc nhóm alkyl hóa gồm cisplatin, carboplatin và oxaliplatin.

Nhóm thuốc hóa trị Nitrosoureas có tác dụng tương tự như tác nhân alkyl hóa hoạt động bằng cách tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do này có thể làm hỏng DNA và protein của tế bào. Nitrosoureas được sử dụng để điều trị một số loại ung thư não gồm glioblastoma và medulloblastoma.

Chất chống chuyển hóa

Nhóm thuốc chất chống chuyển hóa thuộc liệu pháp hóa trị hoạt động bằng cách cản trở sự phát triển và phân chia tế bào ung thư. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA và RNA chuẩn bị cho sự phân chia và sao chép nhiễm sắc thể. Nhóm thuốc này thường điều trị các bệnh bạch cầu, ung thư vú, buồng trứng, đường ruột,…

Có nhiều loại chất chống chuyển hóa khác nhau, nhưng chúng có thể được chia thành hai nhóm chính:

  • Chất chống chuyển hóa pyrimidine: Loại thuốc này tương tự như các pyrimidine tự nhiên được tìm thấy trong DNA. Khi các tế bào ung thư cố gắng sử dụng các pyrimidine này để tạo DNA mới, chúng sẽ bị chất chống chuyển hóa pyrimidine chặn lại, dẫn đến chết tế bào. Ví dụ về chất chống chuyển hóa pyrimidine phổ biến như 5-fluorouracil (5-FU) và methotrexate.
  • Chất chống chuyển hóa purine: Loại thuốc này tương tự như các purine tự nhiên trong DNA hoạt động theo cách tương tự như chất chống chuyển hóa pyrimidine chặn các tế bào ung thư sử dụng purine tạo DNA mới. Ví dụ về chất ức chế chuyển hóa phổ biến như mercaptopurine và fludarabine.

Chất chống chuyển hóa có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc hóa trị liệu khác. Chúng cũng có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị hoặc phẫu thuật.

Chất ức chế topoisomerase

Thuốc ức chế Topoisomerase hoạt động bằng cách ức chế enzyme topoisomerase (enzyme cho phép DNA tự sao chép). Khi DNA được sao chép, các enzyme topoisomerase giúp tháo gỡ và xoắn lại các sợi DNA để quá trình nhân bản để diễn ra chính xác. Thuốc ức chế topoisomerase sẽ ngăn cản tế bào ung thư nhân nhân bản và làm hỏng DNA của tế bào.

Có hai loại chính của thuốc topoisomerase:

  • Chất ức chế Topoisomerase I: nhắm vào enzyme topoisomerase I, có vai trò trong việc cắt và tái kết nối các sợi DNA. Ví dụ về thuốc ức chế topoisomerase I như topotecan và irinotecan (CPT-11).
  • Chất ức chế Topoisomerase II: nhắm vào enzyme topoisomerase II, có vai trò trong việc tháo gỡ siêu xoắn DNA. Ví dụ về thuốc ức chế này là etoposide (VP-16), teniposide và mitoxantrone.

Thuốc ức chế topoisomerase được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với thuốc hóa trị khác để điều trị một số loại ung thư như: Bệnh bạch cầu, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư đường tiêu hóa,….

Chất ức chế phân bào (alkaloid thực vật)

Chất ức chế phân bào còn được gọi là thuốc chống nguyên phân hoặc thuốc ức chế vi ống là nhóm thuốc hóa trị hoạt động cách ngăn chặn sự phân chia tế bào, đặc biệt nhắm vào tế bào ung thư đang phát triển.

Thuốc hoạt động chủ yếu bằng cách phá vỡ các vi ống cấu trúc protein đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Vi ống có vai trò tạo khung tế bào, vận chuyển nhiễm sắc thể và các bào quan trong quá trình phân chia. Khi vi ống bị phá vỡ, quá trình phân chia tế bào bị gián đoạn, dẫn đến chết tế bào.

Có hai nhóm chính chất ức chế phân bào:

  • Ví dụ điển hình paclitaxel, docetaxel và vinorelbine ngăn chặn sự hình thành vi ống mới bằng cách liên kết với protein tubulin, thành phần chính của vi ống.
  • Ví dụ điển hình vinblastine và vincristine ngăn chặn sự tháo gỡ vi ống hiện có, khiến vi ống tồn tại trong trạng thái bất ổn định và cuối cùng bị phá vỡ.

Chúng được sử dụng để điều trị ung thư gồm vú, phổi, u tủy, u lympho và bệnh bạch cầu,… nhưng thuốc này có thể gây tổn thương thần kinh..

Thuốc kháng sinh chống ung thư (bao gồm cả anthracycline)

Thuốc kháng sinh chống ung thư khác với kháng sinh thông thường dùng để kháng vi khuẩn, kháng sinh chống ung thư sẽ tác động trực tiếp đến tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Anthracycline là một loại thuốc kháng sinh chống ung thư phổ biến liên kết với DNA trong tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình sao chép DNA. Nhờ vậy, tế bào ung thư không thể phát triển nhưng nó cũng có thể gây tổn thương tim nếu sử dụng liều cao, do đó liều lượng sử dụng cần theo chỉ định bác sĩ.

  • Daunorubicin.
  • Doxorubicin (Adriamycin).
  • Doxorubicin liposome.
  • Epirubicin.
  • Idarubicin.
  • Mitoxantron.
  • Valrubicin.

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh khác không thuộc anthracycline:

  • Bleomycin.
  • Dactinomycin.
  • Mitomycin-C.

Corticosteroid

Corticosteroid không phải thuốc hóa trị, nhưng chúng thường được sử dụng kết hợp cùng hóa trị để giúp kiểm soát tác dụng phụ trong hóa trị. Thuốc này hỗ trợ:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi và đau.
  • Điều trị phản ứng dị ứng với thuốc hóa trị.
  • Giảm viêm do hóa trị gây ra.
  • Giảm sưng não do hóa trị gây ra.

Ví dụ về Corticosteroid được sử dụng trong hóa trị:

  • Dexamethasone.
  • Hydrocortison.
  • Methylprednisolone.
  • Prednisolone.
  • Prednisone.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc hóa trị là gì?

Tác dụng phụ của hóa trị liệu xảy ra do thuốc tấn công cả tế bào ung thư lẫn tế bào bình thường. Mức độ nghiêm trọng tác dụng phụ này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và sức khỏe bệnh nhân.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc hóa trị là gì?
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc hóa trị là gì?

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng và khó tập trung.
  • Buồn nôn và nôn xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi truyền thuốc.
  • Tiêu chảy khiến mất nước và điện giải, cần được điều trị kịp thời.
  • Loét miệng
  • Rụng tóc là do hóa trị ảnh hưởng đến nang tóc.
  • Phát ban, ngứa và khó chịu.
  • Hóa trị có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, thiếu máu và bầm tím.

Ngoài ra, hóa trị liệu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như:

  • Thay đổi vị giác.
  • Tổn thương gan và thận.
  • Suy giảm khả năng sinh sản.

Ưu nhược điểm hóa trị ung thư

Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị bệnh học phổ biến sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

Ưu nhược điểm hóa trị ung thư
Ưu nhược điểm hóa trị ung thư

Ưu điểm:

  • Thuốc hóa trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư ở nhiều vị trí khác nhau gồm cả những tế bào đã di căn đến các bộ phận khác, giúp thu nhỏ hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn khối u, giúp cải thiện các triệu chứng và kéo dài thời gian sống.
  • Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.

Nhược điểm:

  • Thuốc hóa trị là chất gây độc tế bào có thể tấn công các tế bào bình thường và có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, mệt mỏi, tiêu chảy, lở miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương thần kinh,…. . Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào loại thuốc hóa trị được sử dụng và sức khỏe bệnh nhân.
  • Thuốc có thể không hiệu quả với tất cả các loại ung thư và một số bệnh nhân kháng thuốc.
  • Hóa trị có thể tốn kém và chi phí điều trị.

Trước khi bắt đầu hóa trị, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về lợi ích, hạn chế hay các tác dụng phụ tiềm ẩn và cách kiểm soát chúng.

Đội ngũ biên tập viên Nhà Thuốc An Tâm

Nguồn tham khảo 

  1. Hóa trị hoạt động như thế nào? | Các loại hóa trị | Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ – https://www.cancer.org/cancer/managing-cancer/treatment-types/chemotherapy/how-chemotherapy-drugs-work.html
  2. Hướng dẫn hóa trị: Nguyên nhân, triệu chứng và lựa chọn điều trị – https://www.drugs.com/health-guide/chemotherapy.html
  3. Thuốc hóa trị: Các loại, cách thức hoạt động và tác dụng phụ – https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/24323-chemotherapy-drugs
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *