Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Việc điều trị ung thư tuyến giáp thường kết hợp nhiều phương pháp, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Vậy ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với ung thư tuyến giáp
Việc kiêng ăn một số loại thực phẩm nhất định đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp mang lại nhiều lợi ích như:
Hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư: Một số thực phẩm có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư, ví dụ như thực phẩm nhiều i-ốt. I-ốt là một khoáng chất cần cho cơ thể, nhưng lượng i-ốt dư thừa có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến giáp.
Giảm tác dụng phụ của điều trị: Một số loại thực phẩm làm tăng tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ví dụ, đề ăn cay nóng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật.
Cải thiện sức khỏe tổng thể: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Bệnh nhân ung thư cần chú ý áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe. Việc kiêng ăn các loại thực phẩm dưới đây có thể giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư, giảm tác dụng phụ của điều trị và tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt
I-ốt là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên, lượng i-ốt dư thừa có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến giáp. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu i-ốt như:
- Hải sản như cá biển, rong biển, sò, ốc.
- Muối i-ốt, nên sử dụng muối thường hoặc muối ít i-ốt.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua,…
- Trứng muối, lòng đỏ trứng gà.
Thức ăn chứa glucosinolates
Glucosinolates là một nhóm hợp chất thực vật có nhiều trong các loại rau họ cải. Glucosinolates là các hợp chất có thể chuyển hóa thành chất có hại cho tuyến giáp trong cơ thể.
- Rau họ cải: Bắp cải, súp lơ xanh, cải brussels, cải xoăn,…
- Củ cải.
- Mù tạt.
Chất kích thích
Chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân ung thư tuyến giáp, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng
Đậu nành lên men
Một số nghiên cứu cho thấy các sản phẩm từ đậu nành lên men có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ hormone tuyến giáp của cơ thể. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm này như:
- Sữa đậu nành.
- Đậu phụ.
- Tempeh (đậu lên men).
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải thường có lượng lớn chất khoáng chất, vitamin, chất xơ chúng có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại tế bào ung thư. Tuy sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng rau họ cải:
- Hàm lượng glucosinolate: Rau họ cải chứa glucosinolate, một hợp chất có thể chuyển hóa thành chất có hại cho tuyến giáp trong cơ thể. Chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ iốt và chức năng tuyến giáp.
- Chất xơ: Ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ức chế sự hấp thụ của thuốc tuyến giáp. Lượng chất xơ khuyến nghị cho phụ nữ mỗi ngày là 25g và nam giới là 38g.
- Nên hạn chế ăn các loại rau họ cải sau: Cải bó xôi, Cải thìa, Cải xoăn, Cải cầu vồng, Bắp cải, Súp lơ xanh Bông cải trắng,…
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như thận, dạ dày, lòng, gan,… thường chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Thực phẩm gluten
Gluten là protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa đen. Một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể bị bệnh celiac, không dung nạp gluten. Do đó, cần hạn chế hoặc loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống.
Tránh ăn các món cay và chua
Những loại thực phẩm này có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch.
Nhiều dầu mỡ và đường
Dầu mỡ và đường có thể gây tăng cân, béo phì, tiểu đường, tim mạch, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế các món ăn chiên rán, đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt,…
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Bên cạnh việc hạn chế hoặc kiêng khem một số loại thực phẩm, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng cần chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng và kiểm soát lượng đường, tham khảo một số thực phẩm bạn nên :
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch,…
- Rau củ quả: Khoai lang, rau bina, cà rốt, súp lơ xanh,…
- Trái cây: Cam, dâu tây, táo, chuối,…
- Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt chia, hạt quả óc chó,…
Thực phẩm giàu selen
Selen là khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ cơ thể, bạn có thể tham khảo một thực phẩm cần bổ sung:
- Thịt gà, gà tây.
- Cá thu, cá ngừ.
- Hạt quả hạch Brazil, hạt điều.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Trứng lớn nấu chín cung cấp khoảng 30 microgam selen.
Một số lưu ý thực hiện chế độ dinh dưỡng
- Mức độ ăn uống và dinh dưỡng và kiêng ăn sẽ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh lý và phác đồ điều trị của mỗi người. Tốt nhận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
- Thời gian kiêng cũng có thể thay đổi tùy theo từng loại thực phẩm và tình trạng bệnh. Ví dụ, bệnh nhân có thể cần kiêng thực phẩm chứa i-ốt trong một khoảng thời gian nhất định sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
- Bổ sung dưỡng chất: Bên cạnh việc kiêng khem, cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết gồm protein, vitamin và khoáng chất.
- Uống thật nhiều nước và đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều trái cây và rau củ: Trái cây và rau củ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, nên chọn trái cây và rau củ có màu sắc đa dạng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Đội ngũ biên tập viên Nhà Thuốc An Tâm
Nguồn tham khảo uy tín
- Ung thư tuyến giáp | Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị: https://www.cancer.org.au/cancer-information/types-of-cancer/thyroid-cancer.
- Ung thư tuyến giáp: Triệu chứng, Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị: https://www.webmd.com/cancer/what-is-thyroid-cancer.