Sau phẫu thuật, cơ thể cần được chăm sóc cẩn thận để phục hồi sức khỏe. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, hỗ trợ quá trình lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Vậy, sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì tốt nhất?
Giải đáp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Chủ đề “Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì?” đang được nhiều người đặt ra và quan tâm khi thực hiện chăm sóc người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn phù hợp sau mổ tuyến giáp.
Sau mổ tuyến giáp nên bổ sung thức ăn dễ tiêu hóa
Với những người sau khi mổ tuyến giáp nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt trong vài ngày đầu sau phẫu thuật để giảm áp lực lên vùng cổ và hệ thống tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên nghiền nhỏ thức ăn cho dễ nuốt.
Một số thực phẩm cháo, súp, canh, sữa chua, sữa chua lên men tự nhiên,… Dễ ăn lại bổ sung đủ dưỡng chất. Lưu ý bạn không ăn quá no để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính.
Thực phẩm nhiều vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất cần thiết giúp vết thương mau lành và hạn chế quá trình tạo sẹo. Những người thực hiện mổ tuyến giáp nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: dâu tây, việt quất, cam, quýt, bưởi, ổi, súp lơ, ớt chuông, cà chua,…
Thực phẩm giàu kẽm
Ngoài vitamin C, việc bổ sung thêm các thực phẩm có chứa vitamin chống oxy hóa cũng thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, tránh hình thành sẹo. Một số thực phẩm thích hợp dùng sau khi phẫu thuật tuyến giáp kể đến như hải sản, hạnh nhân, các loại đậu, rau xanh, thịt gia cầm, các loại hạt,…
Kiểm soát thực phẩm giàu i-ốt
Lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể sau phẫu thuật tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng bệnh lý mỗi người. I-ốt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp, nên việc kiểm soát lượng i-ốt tiêu thụ là điều cần thiết.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lượng i-ốt phù hợp, một số thực phẩm giàu i-ốt cần lưu ý gồm: hải sản, rong biển và muối i-ốt,… Để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng i-ốt mà không gây hại, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì của bác sĩ.
Thực phẩm ngăn ngừa oxy hóa
Quá trình oxy hóa không phải là hiện tượng tích cực đối với cơ thể đặc biệt là khi mới thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin ngăn ngừa oxy hóa sẽ giúp vết thương lành nhanh, không xuất hiện sẹo. Một số thực phẩm như: hạnh nhân, rau xanh, thịt gia cầm và một số loại hạt có thể bổ sung chất chống oxy hóa.
Giàu vitamin, nguyên tố vi lượng
Theo nhiều nghiên cứu, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất góp phần nâng cao chức năng tuyến giáp. Đặc biệt là bổ sung sắt, kẽm,… có lợi cho tuyến giáp sau khi phẫu thuật. Bạn có thể thêm từ rau củ, gan, nấm,… vào chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Sau khi phẫu thuật nên ăn thực phẩm nhiều omega-3
Protein và omega-3 là những chất dinh dưỡng được tìm thấy nhiều trong cá và một số loại hải sản khác, giúp tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thịt nạc trong chế độ ăn để cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể và bổ sung calo.
Một số loại trái cây và rau có màu đậm
Theo như lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, việc lựa chọn trái cây và rau xanh có màu sắc đậm là một lựa chọn thông minh cho chế độ ăn uống sau phẫu thuật tuyến giáp. Các loại trái cây có màu sắc đậm, căng mọng thường sẽ chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, giúp cơ thể có thể loại bỏ một số yếu tố gây hại cho tuyến giáp.
Bệnh nhân sau mổ nên lựa chọn bổ sung các loại trái cây tươi sạch vào chế độ ăn uống như: dâu tây, mâm xôi, dưa hấu, nho, chuối. Đối với những loại rau xanh sẫm màu sẽ chứa nhiều vitamin K và A chúng thường được tìm thấy trong các loại rau ngót, súp lơ, rau chân vịt,…
Thực phẩm không nên ăn sau phẫu thuật
Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống và dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ quá trình hồi phục, người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp cần kiêng khem một số thực phẩm để tránh gây kích ứng, ảnh hưởng đến vết mổ và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh xa:
- Các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ.
- Tránh các thực phẩm cứng, dai, dính như: thịt dai, kẹo dẻo, bánh mì cứng. Vì có thể gây khó khăn khi nuốt và làm trầy xước vết mổ.
- Loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối, chất béo không lành mạnh, chất bảo quản và phụ gia độc hại, không tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
- Việc tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có thể tác động đến khả năng hấp thu canxi sau phẫu thuật. Do vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm từ sữa.
- Nước ngọt, nước có ga chứa nhiều đường, axit và caffeine có thể gây kích ứng dạ dày ảnh hưởng đến tiêu hóa và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Một số loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải,… có thể chứa lượng gluten cao, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại rau này.
- Rượu bia, cà phê chứa chất kích thích có thể gây hại tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ và tăng nguy cơ chảy máu.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau phẫu thuật tuyến giáp
Để hồi phục sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp một cách hiệu quả, bạn nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Sau phẫu thuật 1-2 ngày
- Ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, sữa chua.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Uống nhiều nước ít nhất 2 lít /ngày.
- Tránh ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng hay nhiều dầu mỡ.
- Tránh uống nước có ga, cà phê, rượu bia.
Giai đoạn 2: Sau phẫu thuật 3-7 ngày
- Có thể ăn thức ăn mềm như cơm nát, thịt băm, cá hấp, …
- Tiếp tục chia nhỏ bữa ăn và ăn chậm, nhai kỹ.
- Uống thật nhiều nước.
- Bổ sung thêm vitamin C, kẽm, canxi, selen theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giai đoạn 3: Sau phẫu thuật 8 tuần trở lên
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều i-ốt (nếu có chỉ định của bác sĩ).
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh và giảm thiểu biến chứng sau phẫu thuật, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì phù hợp.
Chăm sóc người bệnh sau mổ ung thư tuyến giáp tại nhà
Nếu chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp sai cách và chưa hiểu sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì? cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần được chăm sóc như sau:
Chăm sóc vết mổ
Chăm sóc vết mổ đúng cách giúp vết thương mau lành, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn. Một số lưu ý sau phẫu thuật là:
- Thay băng gạc và sát trùng vùng da cổ bằng cồn y tế, trong 7 ngày đầu sau phẫu thuật hoặc đến khi cắt chỉ, cần tránh để vết mổ tiếp xúc với nước và khói bụi.
- Bác sĩ thường cho phép người bệnh tắm sau 3–5 ngày phẫu thuật. Lúc tắm, cần tránh để nước tiếp xúc với vết mổ bằng cách dùng khăn che kín vùng cổ. Trường hợp muốn dùng xà phòng để vệ sinh vùng da gần vết mổ, nên hỏi ý kiến bác sĩ, nhưng nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ và vệ sinh thật nhẹ nhàng.
- Sau khi mổ, vùng da cổ thường bầm tím nhẹ trong 1 tuần và cảm giác đau nhẹ không thường xuyên có thể kéo dài 1 tháng. Triệu chứng này bình thường và các cơn đau sẽ giảm theo thời gian.
- Theo dõi vết mổ hàng ngày để kịp thời phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng như: đỏ, đau rát, sưng hoặc mủ tại vết mổ. Nếu có các dấu hiệu trên, cần phải liên hệ với bác sĩ để điều trị sớm.
- Hạn chế chạm tay vào vết thương trong 4 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, khi ho, hắt hơi hoặc tắm vòi sen, tốt nhất người bệnh không nên ngửa mặt lên tránh làm căng vết mổ. Ngoài ra, không nên để thú cưng tiếp xúc gần hay cào vào vùng cổ.
- Dưỡng da vùng cổ: Sử dụng kem bôi chứa peptides, collagen, vitamin C giúp da nhanh liền sẹo. Tuy nhiên, nên chọn loại kem dưỡng không có phẩm màu, hương liệu,… Để hạn chế tình trạng gây kích ứng da. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu bôi là ở tuần thứ 5 sau phẫu thuật tuyến giáp.
Sinh hoạt và vận động
Sau phẫu thuật tuyến giáp thành công, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt để cơ thể mau hồi phục:
- Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường, đồ ăn nhanh và chất béo bão hòa.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày, trong những tuần sau khi mới phẫu thuật, điều này càng quan trọng vì cơ thể cần nghỉ ngơi.
- Vận động nhẹ nhàng: Sau phẫu thuật, nên đi dạo trong nhà để lưu thông khí huyết, để vết thương mau lành hơn.
- Tập chuyển động cổ: Sau khi được tháo chỉ (7 ngày sau phẫu thuật), người bệnh có thể tập các bài tập cổ nhẹ nhàng để cơ thể làm quen dần với các kích thích tại vùng cổ.
- Tập thể dục nhẹ: Khi đã hồi phục được phần nào (ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật), người bệnh có thể thực hiện một số bài tập như: yoga, chạy bộ, thể dục nhịp điệu… Để cải thiện sức khỏe. Nhưng không nên tập nâng tạ hay vận động mạnh.
Theo dõi sức khỏe
Người bệnh nên tự theo dõi sức khỏe, khả năng hồi phục còn tùy vào mức độ và loại phẫu thuật đã thực hiện. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật mở sẽ lâu hơn thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Đồng thời, sau khi kết thúc, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau:
- Sau phẫu thuật, các tuyến cận giáp có thể bị tổn thương dẫn đến lượng canxi trong máu giảm. Vấn đề này chỉ mang tính chất tạm thời và được điều trị bằng cách bổ sung canxi. Các triệu chứng của tình trạng này gồm: tê và ngứa ran ở tay chân và môi,cảm giác như kiến bò trên da, co thắt cơ và chuột rút,lo lắng, đau đầu, trầm cảm.
- Vùng cổ cũng có nguy cơ sưng, cứng và tê ngay sau phẫu thuật, tuy các tình trạng này khá là bình thường và sẽ thuyên giảm khi vết thương lành. Nếu sau khoảng 1 tuần, người bệnh có thể quay đầu mà không gặp vấn đề, họ có thể lái xe và chơi thể thao nhẹ. Bác sĩ vật lý trị liệu thường khuyên người bệnh nên thực hiện bài tập nhẹ ở vùng cổ và vai để khôi phục khả năng vận động.
- Khi cổ còn cứng và đau sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, nên tìm hiểu xem sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì. Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt và ăn chậm, cũng như bổ sung nước trong và sau bữa ăn để tránh tắc nghẽn ở vùng họng.
Việc có thêm kiến thức về chủ đề sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì? rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ. Hãy tuân thủ các hướng dẫn trên và luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết.
Đội ngũ biên tập viên Nhà Thuốc An Tâm
Nguồn tham khảo uy tín
- Chế độ ăn i-ốt: https://benhvien108.vn/che-do-an-i-ot-trong-benh-ung-thu-tuyen-giap.htm
- Chế độ ăn ra sao: https://www.vinmec.com/vi/ung-buou-xa-tri/tu-van-bac-si/mac-ung-thu-tuyen-giap-nen-ap-dung-che-do-an-the-nao/
- Mổ u tuyến giáp xong nên ăn gì: https://benhvienthucuc.vn/mo-u-tuyen-giap-xong-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-tim-hieu-ngay/