Ung thư dạ dày di căn và những điều có thể bạn chưa biết

Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và là loại ung thư phổ biến thứ 5 thế giới. Theo thống kê của Globocan, Việt Nam ghi nhận 17.906 ca mắc mới; 14.615 ca tử vong vì căn bệnh này năm 2020. Qua bài viết sau đây, Nhà thuốc An Tâm Pharmacy sẽ đem đến bạn thông tin một cách cơ bản nhất về căn bệnh này.

Ung thư dạ dày di căn và những điều có thể bạn chưa biết
Ung thư dạ dày di căn và những điều có thể bạn chưa biết

I. Ung thư dạ dày di căn là gì?

Ung thư dạ dày di căn (ung thư dạ dày giai đoạn cuối) là lúc các tế bào ác tính từ dạ dày đã lan rộng và di căn sang ít nhất một bộ phận khác của cơ thể. Lúc này bệnh có thể lan ra ngoài dạ dày, tới các hạch bạch huyết xung quanh hoặc di căn đến một hoặc nhiều vùng xa hơn trên cơ thể.

Các đặc điểm các tế bào ung thư có ở vùng mà tế bào di căn tới giống hệt với các tế bào ung thư trong dạ dày. Vì vậy, ngay cả ở các cơ quan khác nhau của cơ thể, nó vẫn được coi là ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày di căn là gì?
Ung thư dạ dày di căn là gì?

II. Nguyên nhân

Tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, họ cho biết đột biến gen và một số điều kiện y tế nhất định có thể làm xuất hiện các dấu hiệu của ung thư dạ dày, gồm:

1. Đột biến sinh học

Nói chung, ung thư xảy ra do đột biến gen ở tế bào. Những đoạn gen bị “lỗi” này khiến các tế bào phát triển và phân chia với cực nhanh và làm gián đoạn quá trình tế bào chết. Các tế bào ung thư thường dần tích tụ thành một khối u. Trường hợp nghiêm trọng hơn, các tế bào đột biến di chuyển đến nhiều vùng khác nhau trên cơ thể và tiếp tục phát triển, làm xuất hiện ung thư dạ dày di căn.

2. Tiêu thụ nhiều thức ăn mặn

Theo các chuyên gia, chế độ ăn nhiều thực phẩm mặn có liên hệ với sự bắt đầu của các tế bào đột biến trong phân vị dạ dày. Ngoài ra, những người ăn ít trái cây và rau quả cũng có nguy cơ mắc các dấu hiệu ung thư dạ dày cao hơn.

3. Sức khỏe và những bệnh lý khác

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, gồm: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, di truyền, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm dạ dày mãn tính hoặc polyp dạ dày.

III. Những triệu chứng của ung thư dạ dày di căn

Khi ung thư dạ dày di căn thì cơ thể thường xuất hiện một số triệu chứng đáng chú ý như: đau hoặc khó chịu ở dạ dày, đi ngoài ra máu, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu hoặc ợ chua, chán ăn, khó nuốt, sụt cân bất thường, suy nhược cơ thể.

Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện phụ thuộc vào cơ quan mà khối u đã di căn đến. Để được chẩn đoán một cách chính xác nhất, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Những triệu chứng của ung thư dạ dày di căn
Những triệu chứng của ung thư dạ dày di căn

IV. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày di căn

Bạn cần thực hiện những xét nghiệm sau nhằm chẩn đoán khối u thứ phát tại hạch bạch huyết:

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày di căn
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày di căn

1. Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính)

Xét nghiệm sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh ba chiều để bác sĩ có thể xác định sự xuất hiện khối u ở hạch bạch huyết.

2. Quét MRI

MRI sử dụng từ tính cho ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc bên trong cơ thể.

3. Siêu âm

Xét nghiệm bằng siêu âm dùng sóng âm để hiển thị hình ảnh của các cơ quan, tuy nhiên không rõ rệt bằng chụp CT hay MRI.

4. Chụp cắt lớp phát xạ PET

PET dùng phóng xạ liều thấp để đo hoạt động của các tế bào ở các bộ phận khác nhau. Bằng cách quan sát cách tế bào hoạt động, bác sĩ sẽ nhận diện những bất thường và giảm mức độ di căn của ung thư.

5. Sinh thiết

Bác sĩ có thể loại bỏ mô hạch bạch huyết để kiểm tra. Nếu có các tế bào ung thư, bạn có nguy cơ cao bị di căn hạch.

V. Ung thư dạ dày di căn đến đâu

Ung thư dạ dày di căn đến đâu
Ung thư dạ dày di căn đến đâu

1. Di căn hạch cổ

Di căn ung thư dạ dày đến các hạch cổ xảy ra khi các tế bào ung thư di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến cổ và hình thành các u với nhiều kích thước khác nhau. Trường hợp này thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối, giai đoạn IB hoặc II.  

Các triệu chứng phổ biến của di căn hạch cổ gồm: khó nuốt (do sưng hạch bạch huyết), sưng cổ hoặc mặt (do tế bào ung thư ngăn dịch bạch huyết thoát ra).

2. Di căn sang gan

Ung thư dạ dày di căn đến gan ở 4-14%  bệnh nhn, khi các tế bào ung thư phân chia thành u ác tính lớn và thường xảy ra ở giai đoạn IV. Các triệu chứng biểu hiện như: khó chịu hoặc đau ở bên phải của bụng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, cổ trướng, da vàng, phát ban, mắt vàng 

3. Di căn sang phúc mạc

Phúc mạc là một lớp màng nằm gần với dạ dày, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, nó dễ tổn thương và ung thư dạ dày dễ di căn đến phúc mạc, gây ung thư biểu mô phúc mạc. Đây là di căn xa và phát hiện ở khoảng 60% bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi điều trị khỏi bệnh điển hình.

>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị: Ung thư thận là gì?

4. Di căn sang phổi

16% bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ bị di căn phổi. Dạng phổ biến nhất là di căn máu (52,3%), màng phổi (35,2%) và bạch huyết cầu (26,4%). Trong đó, di căn màng phổi có tỷ lệ sống sót ngắn hơn với nguy cơ tử vong tăng 1,5 lần. 

>> Tìm hiểu về bệnh ung thư phúc mạc nguyên phát

5. Di căn sang xương

Tỷ lệ di căn xương ở ung thư dạ dày là 3,8%. Thời gian trung bình di căn xương sau khi chẩn đoán ung thư dạ dày là 11 tháng và thời gian sống trung bình sau di căn xương là 5,4 tháng.  

6. Các vị trí khác

Ngoài ra, ung thư dạ dày có thể di căn sang các vị trí khác như buồng trứng (ở nữ), tuyến tiền liệt (ở nam), não, túi mật, thực quản.

VI. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày di căn?

Ung thư dạ dày di căn là một tình trạng nghiêm trọng với tiên lượng nặng. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này chỉ khoảng 6%. Ước tính rằng thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư dạ dày di căn là khoảng 3 tháng kể từ khi được chẩn đoán, với các khối u đã di căn đến xương và gan thì thời gian ít hơn. 

Bệnh nhân ung thư dạ dày di căn sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của bệnh nhân, tình trạng bệnh lý, vị trí và mức độ di căn của khối u và các phương pháp điều trị.  

1. Tình trạng cơ thể vốn có của bệnh nhân

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhưng thể trạng khỏe có cơ hội sống sót cao hơn, đặc biệt là những người có lối sống lành mạnh, không dùng các chất kích thích. Người bệnh càng lớn tuổi thì thọ càng ngắn do thể trạng vốn có.

2. Mức độ di căn xa

Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào mức di căn xa. Càng nhiều cơ quan  di căn, tỷ lệ sống sau điều trị càng thấp. Đặc biệt cơ quan di căn cũng là một yếu tố quyết định. Di căn não chết nhanh hơn di căn gan và phổi.

3. Tinh thần của người bệnh

Tâm thế bệnh nhân đóng vai trò quyết định lớn trong giai đoạn cuối. Bệnh nhân càng lạc quan thì thời gian sống càng lâu. Tinh thần vui vẻ thúc đẩy con người phát triển ngay khi mắc bệnh hiểm nghèo.

4. Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh

Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình và hoàn cảnh của từng người bệnh mà có các phương thức chăm sóc giảm nhẹ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường có các triệu chứng chung như đau, trầm cảm, lo lắng, buồn nôn, chán ăn… Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, thúc đẩy tinh thần sống của bệnh nhân.

VII. Ung thư dạ dày di căn có thể chữa được không?

Tuy nhiên không thể chữa khỏi hoàn toàn, điều trị ung thư dạ dày giai đoạn này có thể giúp kiểm soát, giảm bớt các triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Các lựa chọn điều trị cho ung thư dạ dày di căn bao gồm:

Ung thư dạ dày di căn có thể chữa được không?
Ung thư dạ dày di căn có thể chữa được không?

1. Phẫu thuật

Phương pháp này thường thực hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi ung thư đã di căn, có thể phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày để dạ dày và ruột không bị tắc nghẽn, kiểm soát xuất huyết dạ dày do khối u, giảm các triệu chứng trên đường tiêu hóa. Hoặc, người ta còn phẫu thuật cắt các mô di căn như bóc tách hạch, cắt bỏ một phần gan, phổi…. 

2. Hóa trị  

Thường được áp dụng kết hợp với phẫu thuật và xạ trị để phá hủy các tế bào ung thư. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra, nhưng tạm thời và có thể biến mất sau khi điều trị.  

3. Xạ trị 

Xạ trị dùng bức xạ được tính toán chính xác vị trí của ung thư để hủy tế bào ung thư. Phương pháp này được dùng để điều trị các vùng di căn như di căn hạch, di căn xương.

4. Điều trị kết hợp

Ngoài các biện pháp chính trên, mọi người cũng nên kết hợp các biện pháp như thuốc tăng cường sức khỏe, thuốc giảm đau, chống nôn, truyền máu nếu cần thiết… 

VIII. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày di căn rất nguy hiểm vì nó có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh  bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc khám định kỳ để phát hiện sớm ung thư dạ dày là rất quan trọng. Đồng thời, cần cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hơn. Đặc biệt những người có gia đình mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa nên đi xét nghiệm sớm hơn.

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

IX. Sau điều trị ung thư dạ dày cần lưu ý điều gì?

– Cần tái khám và tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có triệu chứng bất thường cần tái khám sớm hơn. 

– Ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng sức đề kháng. Tránh các thức ăn có tính kích thích như rượu bia, món cay nóng… 

– Giữ tâm lý lạc quan, vận động cơ thể phù hợp để giảm căng thẳng.

Để được tư vấn trực tiếp về ung thư dạ dày Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233.

Trên đây nhà thuốc An Tâm Pharmacy đã giới thiệu những thông tin cơ bản bạn cần biết về bệnh ung thư dạ dày di căn mà. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *