Phương pháp xạ trị để điều trị ung thư thông qua việc sử dụng tia X hoặc các loại tia bức xạ khác tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn khả năng phân chia và phát triển của chúng. Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, loại ung thư và tiền sử bệnh.
Tổng quan Xạ trị
Xạ trị là gì?
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao (như tia X, photon, proton hoặc các ion khác) chiếu vào khối u ác tính để tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. Nó có tác dụng tiêu diệt vật chất di truyền ADN làm mất khả năng phân chia và tự chết.
Xạ trị có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với hóa trị, phẫu thuật hoặc dùng thuốc để điều trị bệnh ung thư. Liều lượng xạ trị phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm loại ung thư, vị trí khối u và tình trạng thể chất của bệnh nhân.

Cơ chế hoạt động
Xạ trị hoạt động bằng cách dùng các chùm tia hoặc hạt (như tia gamma, tia X, chùm tia điện tử hay proton…) tấn công vào DNA tế bào ung thư nhằm tiêu diệt, ngăn chặn sự phân chia các tế bào này.
- Khi các chùm tia làm DNA tổn thương giảm khả năng chia tách phát triển của ung thư.
- Điểm hạn chế xạ trị có thể làm cả tế bào khỏe mạnh tổn thương, nhưng các tế bào này thường phục hồi nhanh hơn tế bào ung thư.
- Xạ trị có thể thực hiện bên ngoài (xạ trị ngoại vi) hoặc bên trong cơ thể (xạ trị nội vi) để đảm bảo các chùm tia hạn chế tác động đến tế bào khỏe mạnh.
Trong quá trình điều trị ung thư bằng xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ảnh hưởng đến da hoặc tiêu hóa. Chúng sẽ tồn tại tạm thời và giảm đi sau khi kết thúc xạ trị.
Chỉ định và công dụng
Xạ trị nhằm tấn công tiêu diệt các tế bào ung thư để ngăn chặn sự phân chia
Mục đích của xạ trị là tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời bảo tồn đối với các tế bào bình thường. Xạ trị có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư ở hầu hết các bộ phận của cơ thể.
Xạ trị có thể được chỉ định thay vì thế phẫu thuật hoặc điều trị kết hợp sau phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư có thể vẫn còn sót lại. Xạ trị cũng có thể được chỉ định trước, trong hoặc sau khi hóa trị (thuốc chống ung thư). Đôi khi nó xạ trị là liệu pháp điều trị duy nhất cho bệnh của bạn
Quy trình xạ trị trong điều trị ung thư

Thăm khám
Quá trình thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Trong quá trình thăm khám cần lưu ý tới tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng, dựa vào kết quả xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
- Quá trình xạ trị cần cung cấp bệnh nhân về thông tin như sau:
- Thời gian điều trị: ngày bắt đầu, số ngày trị liệu và khoảng cách trị liệu.
- Cần chuẩn bị gì cho quá trình trị liệu
- Chế độ ăn uống, chăm sóc trong và sau xạ trị
- Tác dụng phụ có thể xảy ra.
Chụp CT mô phỏng
Bệnh nhân sẽ được chụp CT mô phỏng ba chiều cơ thể để dựa vào đó thiết lập kế hoạch điều trị bằng máy chụp xạ trị.
Xây dựng hình ảnh 3D
Sau khi có hình ảnh 3D đầy đủ bác sĩ sẽ xác định vị trí chính xác của khối u và cấu trúc xung quanh. Mục đích giúp bác sĩ định lượng vùng chiếu xạ, tối ưu cho quá trình điều trị.
Lập kế hoạch điều trị
Sau khi hoàn tất các bước trên, bác sĩ sẽ thiết lập đầy đủ về tình trạng sức khỏe bệnh nhân hiện tại, thời gian điều trị, liều lượng bức xạ và cách chăm sóc bệnh nhân trong quá trình trị liệu.
Tiến hành trị liệu
Kế hoạch trị liệu hoàn tất bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu theo dự kiến đề ra. Buổi trị liệu đầu tiên rất quan trọng và kéo dài hơn so với các buổi sau. Vì phải đo đạc kiểm tra bệnh nhân khi tiến hành trị liệu.
Tác dụng phụ
Mệt mỏi
Dấu hiệu mệt mỏi hầu như các bệnh nhân đều gặp phải, nguyên nhân xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư còn tác động tới tế bào khỏe mạnh suy giảm. Trong khi cơ thể tồn tại một khối u đã làm người bệnh mệt mỏi, tinh thần suy giảm. Xạ trị càng kéo dài, cơ thể càng thêm mệt mỏi.
Người thân cần động viên, chăm sóc người bệnh để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và quan trọng tinh thần tích cực, lạc quan.
Rụng tóc
Tình trạng rụng tóc, tóc xơ yếu, gãy rụng là dấu hiệu phổ biến bởi tia xạ tác động tới tế bào sừng kéo dài 2 – 3 tuần sau khi xạ trị đầu tiên.
Đối với da
Các tia X sẽ ảnh hưởng tới da trong vòng 3 – 4 tuần gây ra ngứa, khô, phát ban, nứt hoặc da sẫm màu,.. Các triệu chứng sẽ giảm dần khi ngừng điều trị 4 – 8 tuần và nghiêm trọng khi xạ trị kéo dài.
Người bệnh có thể dùng thêm vitamin E hoặc dầu lô hội để cải thiện, nên mặc đồ rộng rãi thoải mái và không dùng các chất gây kích ứng như nước hoa, phấn, khử mùi, kem bôi không rõ nguồn gốc,…
Đối với vùng miệng và họng
Triệu chứng khô miệng và mất vị giác đều bị xạ trị tác động làm tổn thương tế bào niêm mạc trong miệng. Tình trạng mất vị giác sẽ được cải thiện sau khi ngừng trị liệu 4 – 8 tuần, còn khô miệng do tuyến nước bọt bị tổn thương nên chậm hơn hoặc không thể hồi phục.
Cách khắc phục người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên.
Đối với hệ tiêu hóa
Triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy do viêm, phù nề dạ dày, ruột, thực quản nếu người bệnh xạ trị khối u vùng bụng và vùng ngực.
Đối với cơ quan sinh dục
Nữ giới:
- Nếu tia xạ tác động vào 2 buồng trứng có thể làm mãn kinh sớm và mất khả năng sinh sản.
- Tia xạ chiếu vào vùng chậu làm âm đạo dễ bị viêm, lâu ngày thành sẹo hạn chế sự co giãn âm đạo. Khi quan hệ dễ chảy máu do niêm mạc bị mỏng.
Nam giới:
- Nếu tinh hoàn bị tia xạ chiếu sẽ làm mất khả năng sản xuất tinh trùng, thông thường bác sĩ điều trị ung thư tinh hoàn thường dùng tấm giáp che chắn để bảo vệ nó.
- Ngoài ra triệu chứng rối loạn cương dương có thể xảy ra khi vùng động mạch bị tia xạ chiếu.
Tác động tới phổi
Phổi sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân xạ trị vùng ngực. Thay đổi dễ nhận thấy nhất là bị giảm surfactant (một loại chất giúp mở đường dẫn khí thông thoáng), khiến cho phổi mất khả năng nở ra hết mức dẫn tới ho hoặc thở ngắn. Tùy vị trí chiếu tia xạ trị mà bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu khó nuốt. Nếu một vùng phổi lớn tiếp xúc với tia xạ thì người bệnh còn có nguy cơ bị xơ hóa phổi.
Triệu chứng ho, thở ngắn nếu bệnh nhân xạ trị vùng ngực. Do giảm surfactant (chất giúp mở đường dẫn khí) làm phổi mất khả năng nở ra hết mức. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị xơ hóa phổi nếu vùng phổi lớn bị tác động bởi tia xạ.
Ảnh hưởng đối với não
Tia xạ còn có thể làm giảm khả năng nhận thức, giảm trí nhớ biểu hiện triệu chứng khác như buồn nôn, thị giác thay đổi, loạng choạng cũng xuất hiện ở bệnh nhân xạ trị vùng não.
Nguy cơ hình thành ung thư thứ phát
Có một số trường hợp bị mắc bệnh bạch cầu do người bệnh tiếp xúc tia xạ từ trước. Bệnh học có thể tiến triển hình thành trong vài năm sau khi xạ trị (khoảng 5 – 9 năm sau).
FDA chấp thuận
1/ Vào ngày 25/01/2018 FDA phê duyệt xạ trị sử dụng trong điều trị ung thư vú.
(Nguồn: https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-clears-stereotactic-radiotherapy-system-use-treating-breast-cancer)
Đội ngũ biên tập viên nhà thuốc An Tâm
Nguồn tham khảo uy tín
- Vai trò của xạ trị nguồn từ Vinmec – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/xa-tri-la-gi-vai-tro-cua-xa-tri/
- Xạ trị có đau không và các tác dụng phụ, nguồn từ medlatec.vn – https://medlatec.vn/tin-tuc/xa-tri-co-dau-khong-va-cac-tac-dung-phu-cua-xa-tri-la-gi-s91-n29773
- Xạ trị để điều trị ung thư, nguồn từ Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ – https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/types/radiation-therapy