Ung Thư Vòm Họng Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Hiện Nay

Ung thư vòm họng là một căn bệnh độc ác mà chúng ta đều đã biết. Đây là một trong những loại ung thư nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam. Nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa trị là rất cao.

Căn bệnh ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ác tính tiến triển từ các tế bào  vùng vòm họng (khu vực cao nhất của hầu họng, ngay sau mũi). Đây là loại ung thư đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ và xếp thứ 5 trong số các loại ung thư khác. Ung thư vòm họng thường gây ra các khối u không biệt hóa trong vùng vòm họng, và đây cũng là một trong những loại ung thư phổ biến và thường xuyên xảy ra.

Theo phân loại mô bệnh học của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư vòm họng được chia thành 3 loại. Loại 1 là ung thư với mô biệt hóa cao, loại 2 là ung thư với mô không sừng hóa (chiếm khoảng 15-20% số ca) và loại 3 là ung thư với mô không biệt hóa, đây là dạng khá phổ biến nhất ở khu vực dịch tễ (chiếm 80-90% số ca) và liên quan  Virus Epstein-Barr (EBV).

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị:  Ung thư thận là gì?

 

Ung thu vom hong loai ung thu ac tinh nguy hiem
Ung thư vòm họng – loại ung thư ác tính nguy hiểm

Ung thư vòm họng – loại ung thư ác tính nguy hiểm

Ung thư trong vòm họng có các giai đoạn nào? 

Bệnh ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Được gọi là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng. Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh, khi tế bào ung thư chỉ có số lượng ít. Các tế bào ung thư nhỏ bám vào dây thanh âm và sau đó lan rộng sâu vào trong hộp sọ.
  • Giai đoạn 2: Được gọi là giai đoạn trung gian. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển lên kích thước đáng kể.
  • Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển và lan ra các bộ phận khác, gây tổn thương cục bộ.
  • Giai đoạn 4: Được gọi là giai đoạn cuối cùng của ung thư vòm họng. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng ra miệng.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư tại vòm họng

  • Có nguy cơ cao xảy ra ung thư vòm họng trong những trường hợp sau:
  • Người đã từng mắc bệnh Herpes do virus Epstein-Barr gây ra. Loại virus này có khả năng lây qua đường nước bọt.
  • Người thường ưa thích ăn đồ chua muối như dưa, cà muối chua, thịt chua,….
  • Sử dụng nhiều rượu bia và hút thuốc lá.
  • Gia đình có người  đã từng mắc bệnh ung thư vòm họng.
  • Tiếp xúc thường xuyên với  môi truòng đầy khói bụi, bụi gỗ, hoá chất,….
  • Tiếp xúc với các chất hoá chất độc hại trong công nghiệp, khí thải từ ô tô,…

Nguyên nhân khiến bạn bị ung thư vòm họng

  • Virus Epstein-Barr: Gen của virus Epstein-Barr đã được phát hiện trong các mẫu sinh thiết từ khối u vòm họng.
  • Yếu tố môi trường: Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, môi trường ô nhiễm không khí, hóa chất (đặc biệt là hidrocacbon thơm), tiêu thụ nhiều cá muối và thức ăn lên men được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư vòm họng.
  • Thuốc lá, rượu, bia: Các yếu tố này cũng được xem là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng.
  • Bất thường về nhiễm sắc thể: Nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư vòm họng đã phát hiện tổn thương trên các nhiễm sắc thể. Cụ thể, các tổn thương xảy ra trên các cặp NST 3p, 9p, 11p, 13a, 14p và 16p. Điều này ảnh hưởng đến vùng chứa các gen ức chế sự hình thành khối u.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu di truyền gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa mất mất gen ức chế khối u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
  • Tuổi và giới tính: Ung thư vòm họng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên, đỉnh cao của bệnh thường nằm trong khoảng từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh này có thể xảy ra ở cả hai giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn, khoảng 2-3 nam/1 nữ.

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Đa phần, nhận biết các dấu hiệu của ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất khó, vì nhiều triệu chứng giống những bệnh liên quan đến tai, mũi, họng và cả cảm lạnh thông thường. Do đó, người bệnh thường có thể lơ là, chủ quan khi có các dấu hiệu của bệnh.

  • Các dấu hiệu ở cổ: Cổ sưng, xuất hiện hạch ở cổ một bên.
  • Các dấu hiệu ở tai: Ù tai, nghe kém một bên, tăng dần và thường nghe kém âm thanh trầm
  • Ù tai là một dấu hiệu phổ biến của ung thư vòm họng.
  • Các dấu hiệu ở mũi: Tắc mũi một bên (tăng dần), chảy mũi có máu.
  • Đau đầu: Là dấu hiệu phổ biến nhất, thường là đau nhức nửa đầu, ám ảnh suốt cả ngày.
Ù tai là một biểu hiện thường gặp của Ung thư vòm họng
Ù tai là một biểu hiện thường gặp của Ung thư vòm họng

Biến chứng của ung thư vòm họng

Các biến chứng của ung thư vòm họng có thể bao gồm:

  • Xâm lấn các cấu trúc lân cận: Trong giai đoạn muộn của ung thư vòm họng, khối u có thể lan tỏa và xâm lấn các cơ quan lân cận như họng, xương và não, gây ra các biến chứng.
  • Di căn đến các vùng khác: Ung thư vòm họng thường lan tỏa (di căn) ra khỏi vùng mũi họng. Hầu hết các bệnh nhân sẽ có di căn, tức là các tế bào ung thư sẽ di chuyển từ khối u ban đầu sang các vùng lân cận như hạch bạch huyết ở vùng cổ. Tế bào ung thư cũng có thể lan tỏa đến xương, phổi, gan và các vùng khác trong cơ thể, được gọi là di căn xa.

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

Cần được thăm khám kịp thời khi có một số dấu hiệu của bệnh

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng thường được áp dụng khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Trước khi bắt đầu điều trị, các bác sĩ cũng cần chẩn đoán loại K vòm họng mắc phải. Đây chính là bước quan trọng đầu tiên trong việc thiết lập kế hoạch điều trị tốt nhất.Ung thư vòm họng sẽ được chẩn đoán nhờ một số xét nghiệm bao gồm:

Nội soi:

  • Giúp nhìn rõ hơn về vấn đề ở cổ họng.
  • Bác sĩ thường lấy 1 mẫu mô từ cổ họng.
  • Sau đó sẽ kiểm tra mẫu ung thư.

Sinh thiết họng:

  • Đây là bước đầu tiên để chẩn đoán ung thư vòm họng.
  • Tùy thuộc vị trí khối u để lấy mô sinh thiết phù hợp.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Thực hiện chụp X-quang cổ họng.
  • Có thể quét chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hay Panorex.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET), X-ray.
  • Mục đích: cung cấp thêm chi tiết các mô.
  • Biểu hiện mức độ lan sâu rộng của các tế bào ung thư.

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra Virus Epstein-Barr (EBV).
  • Kiểm tra thính giác.

Phương thức chẩn đoán K vòm họng đem lại kết quả tương đối chính xác. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện trên toàn quốc. Do đó, nếu bạn đang có những nghi ngờ về căn bệnh này; cần liên hệ và đặt lịch với cơ sở thăm khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Thông tin bệnh hiện nay

Cách chữa ung thư vòm họng
Cách chữa ung thư vòm họng hiện nay

Phương án điều trị dựa trên nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, tuyp mô bệnh học, thể trạng chung của người bệnh.

Xạ trị (cách chữa ung thư vòm họng)

  • Đây là phương pháp cơ bản cơ bản nhất trong điều trị ung thư vòm họng. Liều xạ trị được chỉ định theo giai đoạn bệnh. Hiện nay phối hợp hóa-xạ trị đồng thời rất hiệu quả. Nó đã góp phần giảm một phần liều xạ nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị. Hóa chất được coi như một yếu tố làm tăng nhạy cảm của tổ chức ung thư với xạ trị.

Hóa trị (cách chữa ung thư vòm họng)

  • Trước đây hoá trị chỉ áp dụng điều trị bệnh ung thư vòm họng khi đã có di căn xa hoặc tái phát mà xạ trị không còn khả năng kiểm soát. Xu hướng mới hiện nay là hoá- xạ trị kết hợp đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển tại vùng bao gồm: điều trị hoá chất tân bổ trợ, điều trị hoá chất bổ trợ, và điều trị hoá chất xen kẽ trong thời gian xạ trị.

Phẫu thuật (cách chữa ung thư vòm họng)

  • Bệnh nhân được phẫu thuật lấy hạch cổ làm chẩn đoán gián tiếp, lấy hạch còn lại sau xạ trị.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có di căn xương thì cần điều trị phối hợp. Bác sĩ sẽ kết hợp với thuốc chống hủy xương, thuốc phóng xạ giảm đau, xạ trị giảm đau xương.

Nếu di căn não cần phối hợp thuốc chống phù não, xạ trị hoặc xạ phẫu bằng dao gamma quay.

Điều trị ung thư là một điều trị nặng nề. Vì thế, bệnh nhân cần có một sức khỏe đảm bảo trước các liệu trình điều trị. Điều trị các bệnh răng miệng và chăm sóc răng miệng trong khi điều trị.

Phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả

Việc chưa xác định cụ thể tác nhân chính gây ra căn bệnh này đang khiến việc phòng ngừa ung thư vòm họng gặp khá nhiều khó khăn. Tuy vậy, có một số giải pháp để có thể ngăn chặn ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng như:

  • Ăn uống điều độ, lựa chọn những thực phẩm sạch, an toàn. Chế biến thức ăn khoa học, hạn chế các món ăn như dưa muối, đồ nướng, chiên đi chiên lại nhiều lần…
  • Tuyệt đố không sử dụng thuốc lá, thuốc lào…hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại để bảo vệ bản thân và cả người xung quanh
  • Sinh hoạt tình dục an toàn, cân nhắc chuyện “yêu” bằng miệng với đối tác.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, trong sạch, hạn chế ô nhiễm…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh và được sự tư vấn của các bác sĩ.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về ung thư vòm họng. Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp An Tâm Pharmacy hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *