Ung thư phổi là môt loại ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới và đàn ông chính là đối tượng chủ yếu của căn bệnh này. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người mắc ung thư phổi là nữ giới đang có xu hướng tăng lên. Vì sao lại như vậy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dưới đây.
Ung thư phổi là gì?
- Ung thư phổi là một bệnh phổi cực kỳ nguy hiểm. Bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bài không thể kiểm soát được trong những mô phổi. Nếu không điều trị, sự phát triển lan ra ngoài phổi đến mô, bộ phận khác trong cơ thể nguy hiểm, khi đó được gọi là di căn.
- Ung thư phổi có nguồn gốc từ trong phổi (nguyên phát) là ung thư biểu mô.
- Bệnh được chia thành ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).
Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết như NNK, benzo(a)pyren, buta-1,3-dien và đồng vị phóng xạ của poloni là poloni-210. Theo thống kê, có khoảng 85% số ca mắc ung thư phổi nguyên nhân là do hút thuốc lá cả thụ động và trực tiếp.
Amiăng: Đây là chất gây ra nhiều bệnh về phổi, ung thư phổi là một trong số đó. Amiăng cùng với hút thuốc lá là hai nguyên nhân ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn đến bệnh ung thư. Người hút thuốc lá, tiếp xúc với amiăng nguy cơ bị bệnh tăng 45 lần.
Ô nhiễm không khí: Do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.
Nghề nghiệp: Công nhân làm việc ở một số mỏ mỏ kền, mỏ phóng xạ… hay làm việc trong một số ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt, nhựa… có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.
Di truyền: Chưa được chứng minh nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
Các bệnh ở phế quản: Sẹo cũ của các tổn thương phổi, lao phổi cũ: nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.
Một số yếu tố khác:
- Giới: Nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới song đây có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nam giới.
- Tuổi: Thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi tỉ lệ cũng thấp.
Dấu hiệu ung thư phổi
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ung thư phổi gồm:
- Dấu hiệu đường hô hấp: Ho, ho ra máu, khó thở, thở khò khè
- Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, sụt cân, sốt,..
- Dấu hiệu ung thư do chèn ép nhiều sang những cơ quan xung quanh: Đau tức ngực, đau xương, khó nuốt, tắc nghẽn tĩnh mạch
- Ung thư phổi chặn dòng khí lưu thông gây khó thở. Sự cản trở này có thể dẫn đến chất bài tiết phía sau chỗ tắc, từ đó dễ dẫn đến viêm phổi.
Các giai đoạn của ung thư phổi
Biết mình ở giai đoạn bệnh học nào là mong muốn của tất cả bệnh nhân ung thư. Bởi lẽ giai đoạn càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao và thời gian sống thêm càng dài. Với ung thư phổi, giai đoạn bệnh được phân loại như sau:
- Giai đoạn I: khối u có kích thước < 3 cm, chỉ ở trong nhu mô một bên phổi, chưa ảnh hưởng tới màng phổi, đường dẫn khí, hạch bạch huyết.
- Giai đoạn II: khối u to 3 – 5 cm, có thể xâm lấn màng phổi, đường dẫn khí và các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn III: khối u > 5 cm, xâm lấn rộng hơn hoặc có nhiều khối u trong cùng một bên phổi.
- Giai đoạn IV: khối u di căn sang phổi đối diện hoặc các cơ quan khác như tim, gan, xương, não…
Các biện pháp chẩn đoán ung thư phổi
Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không, cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Chụp X-Quang lồng ngực sẽ giúp sớm phát hiện bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u ra ngoài phổi hay chưa.
- Lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định mức độ bệnh ung thư phổi.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Phẫu thuật loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể
Đây là phương pháp truyền thống, khá phổ biến điều trị cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư còn nhỏ, chưa xâm lấn và di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
Việc phẫu thuật có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ toàn bộ khối ung thư hoặc khi khối u có kích thước khá lớn thì người bệnh sẽ được chỉ định cắt một bên phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân không đáp ứng với phẫu thuật, các bác sỹ sẽ áp dụng các biện pháp chữa trị khác với mục đích kéo dài sự sống cho người bệnh.
Hóa trị
Phương pháp này được áp dụng ở những bệnh nhân không đủ điều kiện để áp dụng phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Hóa trị được thực hiện bằng cách người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc ung thư với mục đích kìm hãm sự tiến triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.
Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
Bức xạ
Mục đích của phương pháp này là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u.
Nguyên tắc chính của phương pháp điều trị này là sử dụng tia bức xạ có mức năng lượng cao tác dụng lên vùng có chứa tế bào ung thư với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư ác tính này. Trong một số trường hơp nhất định, bệnh nhân có thể được các bác sỹ chỉ định sử dụng phương pháp này trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị. Bên cạnh đó, bức xạ và hóa trị liệu cũng thường được kết hợp với nhau nhằm đẩy lùi căn bệnh ung thư quái ác nhanh hơn.
Điều trị hỗ trợ bằng thuốc uống
Cho dù chúng ta sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì nó vẫn còn có những hạn chế, ví dụ như phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị; hoặc phương pháp xạ trị là dùng tia X có bước sóng ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng lại không thể tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn ….
Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng bổ sung các loại thuốc trị ung thư phổi GRAVIOLA hoặc CURCUMIN trong phác đồ điều trị, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lên gấp nhiều lần.
Phòng tránh bệnh ung thư phổi
- Để phòng ngừa bệnh ung thư phổi cần thực hiện các biện pháp sau:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Tránh hít phải khói thuốc
- Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, hoa quả
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
- Tránh tiếp xúc với kim loại nặng, phóng xạ
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm 6 tháng/lần
Tầm soát ung thư phổi sớm nếu thấy những dấu hiệu triệu chứng bất thường của cơ thể nghi ngờ ung thư. Việc này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hại xảy ra.
Ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi là bệnh ác tính, gây tử vong cao ở người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ nếu phát hiện được ung thư phổi ở giai đoạn đầu khối u rất nhỏ, chưa lan đến mạch máu, phẫu thuật điều trị, sau 5 năm không có triệu chứng, dấu hiệu ung thư được phát hiện thì có thể xem là chữa khỏi.
Bệnh ung thư phổi di căn sống được bao lâu?
Khi bệnh ung thư tiến triển di căn lên não và ung thư tế bào nhỏ thì thời gian sống chỉ còn khoảng 6 – 18 tháng, nếu như áp dụng những phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như không thực hiện đúng thì bệnh ung thư phổi di căn có thời gian sống sẽ thấp hơn rất nhiều.
Ung thư phổi có lây không?
Các chuyên gia y tế khẳng định rằng ung thư phổi không có khả năng lây từ người sang người, không lây khi ăn uống hay hít thở không khí. Do đó, bệnh nhân nên thoải mái, lạc quan, không nên tự ti khi tiếp xúc với mọi mọi người và ngược lại.
Các loại thuốc điều trị ung thư phổi
Thuốc Afanix 40mg Afatinib
Thuốc Afinitor 10mg Everolimus
Thuốc Alecensa 150mg Alectinib
Thuốc Alecnib 150mg Alectinib
Thuốc Alimta 100mg Pemetrexed
Thuốc Avastin 100mg/4ml Bevacizumab
Thuốc Avastin 400mg/16ml Bevacizumab
Thuốc Crizonix 250mg Crizotinib
Thuốc Cyramza 10mg/ml Ramucirumab
Thuốc Erlocip 150mg Erotinib
Thuốc Erlonat 150mg Erlotinib
Thuốc Erlotero 150mg Erlotinib
Thuốc Esbriet 267mg pirfenidone
Thuốc Geftinat 250mg Gefitinib
Thuốc Giotrif 40mg Afatinib
Thuốc Iressa 250mg Gefitinib
Thuốc Keytruda 100mg/4ml Pembrolizumab
Thuốc Mekinist 2mg Trametinib
Thuốc Navelbine 30mg Vinorelbine
Thuốc Noxalk 150mg Ceritinib
Thuốc Ofev 150mg Nintedanib
Thuốc Opdivo 100mg/10ml Nivolumab
Thuốc Opdivo 40mg/4ml nivolumab
Thuốc Osicent 80mg Osimertinib
Thuốc Osimert 80mg osimertinib
Thuốc Spiriva 18mcg Tiotropium
Thuốc Tafinlar 75mg Dabrafenib
Thuốc Tagrisso 80mg Osimertinib
Thuốc Tagrix 80mg Osimertinib
Thuốc Tarceva 150mg Erlotinib
Thuốc Tecentriq 1200mg/20ml Atezolizumab
Thuốc Xalkori 250mg Crizotinib
Thuốc Xovoltib 40mg Afatinib
Thuốc Zykadia 150mg Ceritinib
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh ung thư phổi. Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm Pharmacy hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.