Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu) một bệnh ung thư ác tính và rất khó chữa trị khỏi. Hiểu biết về dấu hiệu và phương pháp điều trị là điều quan trọng để người bệnh có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp như hóa trị, điều trị sinh học, xạ trị và thay tủy.
Bệnh ung thư máu hiện nay
Ung thư máu là một loại bệnh ung thư nguy hiểm và ác tính. Khi mắc phải bệnh này, sự tăng đột biến và không kiểm soát của bạch cầu trong cơ thể sẽ xảy ra.
Bình thường, tế bào bạch cầu mang chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nếu sự tăng lên không kiểm soát xảy ra, nó có thể gây hại cho cơ thể bằng cách phá hủy hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.
Ung thư máu là một trong những căn bệnh duy nhất không hình thành khối u. Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn chưa được các chuyên gia xác định rõ ràng.

Các loại hình ung thư máu phổ biến?
Ung thư máu xuất hiện những tế bào máu bị ung thư hóa ở công đoạn tạo nên tế bào. Bệnh ung thư máu tiến triển rất nhanh và nếu không có sự can thiệp kịp thời nó sẽ gây ứ đọng trong tủy xương, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo máu và lưu thông trong cơ thể. Có 3 loại hình bệnh ung thư máu với triệu chứng đặc trưng và phương pháp điều trị khác nhau:
Bệnh bạch cầu (chiếm khoảng 36%)
Bệnh bạch cầu xảy ra khi cơ thể sản xuất lượng lớn tế bào chưa trưởng thành và gây tắc nghẽn máu trong tủy xương. Hay cản trở sự tạo ra các tế bào máu quan trọng khác. Sự tăng đột biến của bạch cầu dẫn đến thiếu máu và ăn mòn tế bào hồng cầu. Do đó, lượng bạch cầu tăng mà hồng cầu bị thiếu, làm mất cân bằng dòng máu khỏe mạnh và hệ miễn dịch. Bệnh này thường phát triển nhanh chóng, có tiến trình nguy hiểm và đòi hỏi can thiệp từ bác sĩ và điều trị khẩn cấp.
Ung thư hạch lympho (chiếm khoảng 46%)
Ung thư máu dạng lymphoma liên quan tới hệ bạch huyết – một hệ thống khá quan trọng trong hệ miễn dịch, nó giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Bệnh nhân có ung thư lymphoma có một khối u lymphoma và đồng thời sản xuất quá nhiều tế bào lympho, gây quá tải và tổn hại hệ miễn dịch. Lymphoma phát triển nhanh và lan rộng đến các phần của cơ thể như hạch bẹn, hạch trung thất, hạch nách,…
Đau tủy xương (chiếm khoảng 18%)
Ung thư đa u tủy là một loại ung thư máu hiếm gặp, ảnh hưởng đến tế bào plasma. Tế bào này thường nằm trong tủy xương. Chịu trách nhiệm tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Trong bệnh đa u tủy, tế bào plasma tăng đột biến và tập trung trong tủy xương.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu là gì?
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của bệnh ung thư máu, các bệnh nhân cần tìm hiểu về các yếu tố gây ra căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Môi trường tiếp xúc với chất độc
Một môi trường làm việc chứa nhiều phóng xạ và bức xạ có nồng độ cao có thể gây ra ung thư máu. Đặc biệt, bạch cầu có nguy cơ phát triển mạnh trong môi trường có hóa chất độc hại. Hóa chất như formaldehyde và benzen có trong xăng dầu và ngành công nghiệp hóa chất cũng dễ gây ra bệnh ung thư máu. Sự tiếp xúc lâu dài với môi trường này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Quá trình điều trị ung thư
Những người đang trong quá trình điều trị hóa trị hoặc xạ trị cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh. Các phương pháp điều trị này có thể tăng sự phát triển tế bào bạch cầu, dẫn đến tình trạng ung thư.
Rối loạn di truyền và máu
Những người có rối loạn di truyền gen hoặc rối loạn máu như hội chứng Down, hội chứng myelodysplastic có khả năng cao mắc bệnh bạch cầu. Ngoài ra, tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh ung thư máu cũng là một yếu tố tăng nguy cơ.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết ung thư máu
Ung thư máu thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm, nên hầu như bệnh nhân chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, bệnh vẫn có những triệu chứng rõ ràng mà chúng ta có thể chú ý để nhận biết.
- Đau bụng và giảm cân: Sự tích tụ tế bào máu trong các cơ quan nội tạng trong ổ bụng như gan, thận, lá lách có thể gây đau và dẫn đến giảm cân.
- Dấu hiệu thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi cơ thể mất một lượng lớn hồng cầu. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt.
- Mệt mỏi: Thiếu oxy do lượng Haemoglobin trong máu giảm khiến cơ thể mệt mỏi thường xuyên.
- Toát mồ hôi ban đêm: Một dấu hiệu khác của ung thư máu là toát mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Xuất huyết: Sự giảm lượng tiểu cầu có chức năng đông máu có thể dẫn đến xuất huyết.
Đối tượng nào dễ mắc ung thư máu?
Bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và mỗi lứa tuổi, giới tính có thể có xu hướng mắc phải một dạng bệnh bạch cầu khác nhau:
- Trẻ em thường mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.
- Người trưởng thành thường mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
- Người lớn tuổi ở Mỹ thường mắc bệnh bạch cầu mạn dòng lympho. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở Việt Nam rất thấp.
- Bệnh ung thư hạch cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số trường hợp rơi vào nhóm người lớn tuổi.
- Đau tuỷ hầu như chỉ gặp ở người lớn tuổi.
Bệnh ung thư máu gây biến chứng như thế nào?
Bệnh nhân mắc bệnh học ung thư máu thường mắc các vấn đề sau:
- Người mắc bệnh ung thư máu thường dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng gặp phải các nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) là một tác dụng phụ thường gặp khi tiếp nhận liệu pháp hóa trị. Một số bệnh nhân mắc bệnh dòng tế bào lympho mạn tính có thể cần truyền máu.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác: Bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu có nguy cơ cao hơn để mắc các loại ung thư khác. Các loại ung thư phổ biến bao gồm ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư biểu mô tế bào vảy,… Tình trạng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân tiếp nhận liệu pháp với các thuốc fludarabine and cyclophosphamide.
- Một số ít bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu có thể gặp phải tình trạng ung thư u lympho dòng tế bào B lan tỏa. Những bệnh nhân này có thể có các hạch bạch huyết phình to đáng kể, sốt và giảm cân. Tình trạng này được gọi là hội chứng Richter (RS).
- Một số ít bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu có thể đối mặt với các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch, trong đó các tế bào miễn dịch tấn công sai các tế bào hồng cầu hoặc tiểu cầu thay vì các tác nhân bên ngoài.
Cách chẩn đoán căn bệnh ung thư máu
Trên mặt lâm sàng, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như hạch sưng to, tăng kích thước của gan và lá lách. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân không có triệu chứng rõ rệt. Để chẩn đoán bệnh, cần thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là cần thiết để kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần của các loại bạch cầu (công thức máu). Trong trường hợp mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm, và lượng hemoglobin trong máu cũng giảm do thiếu máu.
- Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp này liên quan đến việc lấy một mẫu mô từ tủy xương để quan sát dưới kính hiển vi và tìm kiếm các tế bào máu ác tính. Sinh thiết là phương pháp duy nhất giúp chẩn đoán và xác định sự tồn tại của tế bào ác tính trong tủy xương.
- Có hai phương pháp lấy mẫu tủy xương: Chọc hút tủy (sử dụng một kim nhỏ có lỗ để chọc vào xương và hút một ít mẫu tủy xương) và sinh thiết tủy (sử dụng một kim lớn hơn để lấy một mẫu mô tủy xương).
- Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm gen để xác định sự hiện diện của đột biến gen Philadelphia trong bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính. Xét nghiệm dịch tủy để xác định sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu bất thường trong dịch tủy, và chụp X-quang để phát hiện sự tồn tại của các hạch sưng to trong ổ bụng hoặc vị trí khác.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư máu
Trị liệu kết hợp sử dụng thuốc ung thư máu có nhiều mức độ khác nhau, từ việc theo dõi mà không cần điều trị đến các phương pháp điều trị truyền thống hoặc hiện đại. Với nhiều dạng ung thư máu được công nhận cho đến nay, việc chẩn đoán chính xác trước khi quyết định điều trị là rất quan trọng.
Phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào loại ung thư máu, tuổi của bệnh nhân, tốc độ tiến triển của bệnh và sự lan sang các cơ quan khác. Trong vài chục năm qua, đã có sự tiến bộ đáng kể trong các phương pháp điều trị, và nhiều dạng ung thư máu hiện nay có thể được điều trị với tỷ lệ thành công khá cao.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị khá phổ biến bao gồm:
- Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc chống ung thư tiêm vào tĩnh mạch hoặc đôi khi bằng đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chúng phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.
- Xạ trị: Sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để chiếu vào cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Liệu pháp nhắm đích: Sử dụng các loại thuốc thế hệ mới để tiêu diệt tế bào ác tính mà không gây hại cho tế bào khỏe mạnh bình thường. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh bạch cầu.
- Cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương: Tiêu diệt tế bào ung thư hoàn toàn trước, sau đó sử dụng tế bào gốc khỏe mạnh từ nguồn người khác ghép vào cơ thể bệnh nhân để tái tạo tế bào máu khỏe mạnh như bình thường.
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ loại bỏ hạch bạch huyết bị bệnh, phương pháp này được sử dụng để điều trị một số bệnh dạnh lymphoma.
- Liệu pháp miễn dịch: Kích hoạt hệ miễn dịch của người bệnh để tự tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến tế bào bình thường.

Các cách giúp bạn ngăn ngừa ung thư máu
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư máu, chúng ta cần tránh tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm như thuốc trừ sâu, benzen, thuốc diệt cỏ và các chất hóa học khác. Đặc biệt, người nông dân cần nhớ tới việc phòng chống và hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học trong quá trình phát triển nông nghiệp. Nếu không thể tránh được tiếp xúc, hãy cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc vì tiếp xúc lâu dài có thể rất nguy hiểm.
Tránh tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ thường xuyên cũng tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Do đó, nếu bạn phải làm việc trong môi trường có bức xạ, hãy tuân thủ quy định và đảm bảo mặc đồ bảo hộ.
Tập thể dục một cách thường xuyên: Tập thể dục đều đặn có thể nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả ung thư máu.
Chế độ ăn uống thích hợp: Chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có thể giúp tránh các tác nhân gây bệnh ung thư, bao gồm ung thư máu. Hãy tăng cường việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống, vì chúng chứa các chất chống ung thư có khả năng ức chế sự phát triển và sinh trưởng của tế bào ung thư, cũng như ngăn chặn sự di chuyển và lây lan của tế bào.
Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ thăm khám và kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng. Hãy thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe hàng năm để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó bạn có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Danh sách thuốc điều trị ung thư máu
Thuốc chữa ung thư máu bạch cầu cấp dòng lympho | Thuốc chữa ung thư máu bạch cầu cấp dòng tủy (AML) |
|
Thuốc hóa trị:
Thuốc hóa học: |
Trên đây là các thông tin tổng quan về ung thư máu. Lưu ý những thông trên chỉ mang tính chất tổng thông tin . Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà Thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.