Ung thư dạ dày là loại bệnh phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh gặp nhiều ở cả nam và nữ, nhưng mức độ phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh đứng vị trí thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi và thứ 2 ở nữ giới sau ung thư vú.
Ung thư dạ dày là bệnh gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính nằm bên trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Đây là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân ung thư dạ dày hiện nay là gì?
Hiện nay, nguyên nhân ung thư dạ dày có rất nhiều yếu tố tác động đến và vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra được các yếu tố khiến tế bào đột biến và phát triển trong dạ dày. Trong đó, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp thường gây ra các tổn thương tiền ung thư như loét dạ dày, viêm teo dạ dày và chuyển sản ruột.
Ngoài nhiễm vi khuẩn Hp, còn có các yếu tố khác như chế độ ăn uống hoặc các bệnh lý liên quan hệ tiêu hóa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày khác bao gồm:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh như: ăn nhiều muối vào cơ thể, ăn nhiều carbohydrate, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản hay nitrat (thường có trong thực phẩm hun khói), ăn ít các loại trái cây và rau lá xanh,… có thể khiến ung thư biểu mô tuyến dạ dày phát triển.
- Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO (IARC) báo cáo việc ăn thịt chế biến sẵn có thể là tác nhân gây ung thư dạ dày.
- Nitrit hình thành do vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa từ chế độ dinh dưỡng nhiều muối hoặc do hút thuốc lá có thể bị ung thư dạ dày.
- Polyp dạ dày có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Polyp tuyến dạ dày, đặc biệt là đa polyp có đường kính > 2 cm có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Những yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày là gì?
Các yếu tố có nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, bao gồm:
- Béo phì: Người mắc các bệnh thừa cân, béo phì thường dễ mắc bệnh.
- Môi trường làm việc: Những người làm việc trong các ngành công nghiệp như than đá, kim loại, gỗ hoặc cao su.
- Chế độ ăn: Ăn nhiều loại muối và thức ăn chế biến sẵn như khi sấy khô, hun khói, ướp muối hoặc ngâm chua, thức ăn bị nấm mốc.
- Thuốc lá và rượu bia: Sử dụng thuốc lá và uống nhiều chất kích thích như rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Chủng tộc: Ung thư dạ dày thường xuất hiện phổ biến ở người da đen, Tây Ban Nha và Châu Á hơn người da trắng.
- Độ tuổi: Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi > 55 tuổi. Hầu hết những bệnh nhân được chẩn đoán đều ở độ tuổi từ 55-84.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp đôi nữ giới.
- Vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn Hp gây ra các tổn thương tiền ung thư bao gồm phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, tiến triển đến viêm teo dạ dày, chuyển sản ruột, nghịch sản và cuối cùng là ung thư.
- Tiền sử bệnh lý dạ dày: Những người đã từng phẫu thuật dạ dày, thiếu máu ác tính hoặc tình trạng vô toan dạ dày có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.
- Các hội chứng ung thư di truyền: Gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đột biến gen như: ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, hội chứng Lynch, ung thư vú và buồng trứng di truyền (HBOC) và bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Polyp dạ dày: Có polyp dạ dày, nhất là polyp lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày
Giai đoạn 0:
Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành nằm bên trong dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.
Giai đoạn 1:
Khối u chỉ xâm chiếm vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận của cơ quan khác.
Giai đoạn 2:
Khối u chỉ xâm chiếm lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
Khối u đã xâm chiếm lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết
Khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của thành dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
Giai đoạn 3:
Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư nguy hiểm đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
Khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài cơ thể. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.
Khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, lá lách, đại tràng. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
Giai đoạn 4:
Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.
Những ai thường mắc phải ung thư dạ dày?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư sẽ tăng dần theo độ tuổi, cứ 10 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày mỗi năm thì có khoảng 6 trường hợp từ 65 tuổi trở lên.
Nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao hơn nữ giới gấp 2 – 5 lần. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư của từng người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như: yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh hoặc yếu tố di truyền.
Các dấu hiệu của ung thư dạ dày
Những dấu hiệu ung thư dạ dày người bệnh cần ghi nhớ bao gồm:
- Đau bụng
- Chán ăn
- Ợ nóng
- Sụt cân
- Nôn ra máu
- Đi ngoài phân đen
Những phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, khám lâm sàng và đề nghị bạn tiến hành các xét nghiệm các bước đầy đủ để kiểm tra bạn có mắc ung thư dạ dày hay không. Xét nghiệm bao gồm:
- Chụp X-quang: Nhằm phát hiện những tổn thương ở dạ dày qua kết quả phim chụp như: viêm loét dạ dày, những rối loạn về cơ năng, co bóp, lưu thông của dạ dày và dấu hiệu bị chèn ép từ bên ngoài của các tạng lân cận vào dạ dày.
- Nội soi dạ dày: Chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương như: sùi, loét, thâm nhiễm.
- Siêu âm ổ bụng để tìm di căn và đánh giá tình trạng bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để tìm di căn gan, phúc mạch, các hạch cạnh động mạch chủ.
- Các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm hóa sinh, X-quang phổi.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày
Hiện nay, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa trước khi nó chuyển sang giai đoạn di căn.
- Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.
- Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc ung thư dạ dày đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng kết hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp cho đến khi có chỉ định dừng của bác sĩ. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
- Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của các tế bào ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Thông thường khi điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.
Phương pháp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày bằng cách tự trang bị cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học. Bạn nên:
- Loại bỏ vi khuẩn H.pylori với các loại kháng thể, kháng sinh, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: thường xuyên ăn rau xanh, ăn nhạt; hạn chế đồ nướng và các thực phẩm đóng hộp, lên men.
- Thường xuyên tập thể dục bổ sung thực phẩm tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, làm việc quá sức, stress.
- Điều trị triệt để các bệnh lý về dạ dày có thể dẫn đến biến chứng của ung thư dạ dày: viêm dạ dày, loét dạ dày…
Trên đây là các thông tin tổng quan về ung thư dạ dày. Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà Thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.