Thuốc Hepcinat-Lp 490mg – Thuốc điều trị viêm gan C

Thuốc Hepcinat-LP thường được dùng trong điều trị viêm gan C thuộc type 1, 4, 5 hoặc 6 ở người lớn. Đây là thuốc kháng virus thế hệ mới chứa Sofosbuvir (400mg) và Ledipasvir (90mg), hai hoạt chất phối hợp có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan C (HCV) trong cơ thể.

Thuốc Hepcinat-Lp là gì?

Thuốc Hepcinat-LP là một loại thuốc chứa hai hoạt chất chính là Ledipasvir và Sofosbuvir. Nó được sử dụng trong điều trị nhiễm vi-rút viêm gan C. Ledipasvir và Sofosbuvir là những thuốc chống vi-rút gián tiếp, tác động vào các bước quan trọng trong chu trình sao chép vi-rút, giúp ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của vi-rút viêm gan C trong cơ thể.

Hepcinat-LP thường được sử dụng theo chương trình điều trị kéo dài từ 12 đến 24 tuần, dựa vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ. Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, hình bầu dục, màu xanh lá, một mặt trơn, một mặt khắc “SL”. Hộp 28 viên.

Hepcinat Lp 490mg – Thuốc điều trị viêm gan C hiệu quả
Hepcinat Lp 490mg – Thuốc điều trị viêm gan C hiệu quả

Thành phần chính thuốc Hepcinat Lp

✅ Tên thương hiệu: ⭐ Fluconazol
✅ Thành phần hoạt chất: ⭐ Ledipasvir (90mg) và Sofosbuvir (400mg)
✅ Nhóm thuốc: ⭐ Thuốc điều trị viêm gan C
✅ Hàm lượng: ⭐ 150mg
✅ Dạng: ⭐ Viên nang
✅ Đóng gói: ⭐ Hộp 1 vỉ x 1 viên, hộp 1 vỉ x 10 viên
✅ Hãng sản xuất ⭐ Natco Pharma Limited tại Ấn Độ

Thuốc Hepcinat-LP dùng trong điều trị viêm gan C do virus dạng hoạt động chuyên biệt, viêm gan C ở người lớn tuýp 1, 3, 4, 5 hoặc 6. Do công ty Natco Pharma Limited tại Ấn Độ sản xuất và được Gilead Sciences Inc. cấp phép.

Công dụng thuốc Hepcinat Lp mang lại

Chỉ định

  • Điều trị viêm gan C mãn tính (CHC) type 1, 3, 4, 5 hoặc 6 ở người lớn 
  • Cho các bệnh nhân viêm gan C do virus (HCV) có dạng hoạt động chuyên biệt

Dược lực học

Cơ chế tác động:

Ledipasvir sẽ ức chế protein HCV NS5A của virus gây viêm gan C (HCV) để ngăn cản quá trình tổng hợp ARN và sao chép của virus HCV.

Sofosbuvir ngăn cản sự nhân đôi của virus. Thông qua quá trình chuyển hóa nội bào tạo nên chất có tác dụng dược lý uridin analogue triphosphate (GS-461203), chất này tích hợp vào HCV RNA bởi enzyme NS5B polymerase với vai trò kết thúc chuỗi phản ứng. GS-461203 không ức chế DNA và enzyme RNA-polymerase ở người.

Hoạt tính kháng virus:

Với 40% huyết thanh người sẽ không ảnh hưởng đến tác động kháng virus HCV của sofosbuvir nhưng sẽ giảm đi 12 lần tác động kháng virus HCV tuýp la của ledipasvir.

Dược động học

Hấp thụ:

  • Ledipasvir: sau 4 – 4,5 giờ sử dụng
  • Sofosbuvir được hấp thụ một cách nhanh chóng trong khoảng 0,8 – 1 giờ sau khi sử dụng

Phân bố

Tỷ lệ ledipasvir liên kết với protein huyết tương người là hơn 99,8%. Tỷ lệ này ở Sofosbuvir là khoảng 61-65%, nồng độ thuốc không ảnh hưởng tới sự gắn kết này.

Chuyển hóa

Sau một liều ledipasvir 90mg [14 C], phơi nhiễm hơn toàn thân hơn 98%. Ledipasvir dạng không đổi có chủ yếu trong phân. Sofosbuvir sẽ chuyển hóa nhiều ở gan tạo thành triphosphat tương tự nucleoside có hoạt tính dược lý GS-461203

Thải trừ

Ledipasvir được ổn định thải ra khỏi cơ thể với tỷ lệ trung bình 70% qua phân và 2,2% dưới dạng chất chuyển hóa oxy hóa M19. Thời gian bán thải cuối cùng của ledipasvir trung bình là 47 giờ. Sofosbuvir chủ yếu được loại bỏ qua nước tiểu với 78% dưới dạng GS-331007 và 3,5% dưới dạng sofosbuvir.

Liều dùng và cách dùng của thuốc Hepcinat Lp

Cách dùng

Thuốc được uống nguyên viên trước hoặc sau bữa ăn. Thuốc có vị đắng nên không được nhai hoặc nghiền

Liều dùng

Liều dùng thông thường 1 viên/lần/ngày, lưu ý người bệnh nên uống trước hoặc sau khi ăn:

Trong vòng 5 giờ sau khi dùng thuốc, bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói thì cần uống thêm 1 viên. Nếu sau 5 giờ mới xảy ra hiện tượng nôn ói, không cần phải thêm liều.

Đối tượng sử dụng Thời gian điều trị
Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C type 1, 4, 5 hay 6
Bệnh nhân không bị xơ gan Hepcinat-LP khoảng 12 tuần.Type 1 chưa được điều trị sẽ dùng khoảng 8 tuần.Kế hoạch điều trị là sử dụng Ribavirin cùng với Hepcinat-LP trong khoảng 12 tuần hoặc sử dụng Hepcinat-LP trong khoảng 24 tuần.
Bệnh nhân bị xơ gan nhẹ Ribavirin + Hepcinat-LP khoảng 12 tuần hoặc Hepcinat-LP khoảng 24 tuần.
Bệnh nhân có cấy ghép gan không bị xơ gan hoặc bị nhẹ Ribavirin + Hepcinat-LP khoảng 12 tuần hoặc Hepcinat-LP khoảng 12 tuần (bệnh nhân không xơ gan), khoảng 24 tuần (bệnh nhân xơ gan).
Bệnh nhân bị xơ gan nặng Ribavirin + Hepcinat-LP khoảng 12 tuần hoặc Hepcinat-LP khoảng 24 tuần.
Bệnh nhân viêm gan C type 3
Bệnh nhân bị xơ gan nhẹ hoặc lần điều trị trước thất bại Ribavirin + Hepcinat-LP khoảng 24 tuần.

Cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng ribavirin khi sử dụng kết hợp với Hepcinat-LP. Bệnh nhân bị xơ gan nhẹ và vừa cần dựa vào cân nặng để sử dụng ribavirin hợp lý (<75kg = 1000mg và >75kg = 1200mg) và chia làm 2 lần uống trong bữa ăn.

Đối với bệnh nhân xơ gan nặng, ribavirin  ở liều khởi đầu sử dụng: 600mg/liều/ngày. Nếu liều khởi đầu dung nạp tốt, có thể tăng lên tối đa 1000 (<75kg) đến 2000 mg (>75kg) mỗi ngày. Trường hợp dung nạp không tốt, liều sẽ giảm dựa trên mức hemoglobin. 

Hiệu chỉnh liều của ribavirin đối với bệnh nhân uống 1000-1200mg/ngày:

Giá trị xét nghiệm Giảm ribavirin đến 600mg/ngày nếu: Ngưng dùng ribavirin nếu:
Nồng độ hemoglobin đối với bệnh nhân không có bệnh tim mạch <10g/dL <8,5g/dL
Nồng độ hemoglobin đối với bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim mạch Giảm >2g/dL trong 4 tuần điều trị <12g/dL cho dù đã giảm liều trong 4 tuần điều trị

Nếu xuất hiện biểu hiện lâm sàng hoặc một xét nghiệm bất thường khiến ribavirin bị từ chối, có thể khởi đầu với liều ribavirin 600mg và sau đó tăng lên 800mg mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên tăng đến liều tối đa (1000mg-1200mg/ngày).

Đối tượng khác:

  • Bệnh nhân lớn tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận: cần cẩn trọng khi dùng.
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều đối với những bệnh nhân suy gan nhẹ, vừa hoặc nặng.
  • Trẻ em: Chưa chứng minh được tác dụng điều trị của Hepcinat-LP ở trẻ em và trẻ dưới 18 tuổi

Dùng quá liều nên làm gì?

Vì hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu nên khi sử dụng quá liều, bệnh nhân phải được theo dõi để loại trừ độc. Điều trị quá liệu Hepcinat-LP gồm các biện pháp hỗ trợ tổng quát như theo dõi dấu hiệu sinh tồn và quan sát tình trạng lâm sàng của của bệnh nhân.

Quên 1 liều cần làm gì?

Trong vòng 18 tiếng kể từ thời điểm cần uống nếu quên 1 liều, bệnh nhân cần uống thuốc sớm nhất có thể và sau đó vẫn uống thuốc theo lịch bình thường. 

Trường hợp đã quá 18 tiếng, bệnh nhân phải đợi đến lần uống thuốc tiếp theo và không được uống gấp đôi liều.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Hepcinat-Lp

Tác dụng phụ phổ biến là đau đầu, mệt mỏi, đôi khi có buồn nôn, mất ngủ và tiêu chảy.

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khác, thông báo ngay cho bác sĩ của bạn.

Lưu ý của thuốc Hepcinat-Lp

Chống chỉ định

Các trường hợp sau đây sẽ không dùng thuốc Hepcinat-LP 490mg:

  • Người bệnh mẫn cảm với các thành phần có trong công thức thuốc
  • Sử dụng đồng thời rosuvastatin.
  • Sử dụng với thuốc tăng cường hiệu lực ở ruột non như rifampicin, rifabutin, St.John’s wort (Hypericum perforatum), carbamazepin, phenobarbital và phenytoin.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng khi chỉ định Hepcinat-LP cho các bệnh nhân sau:

  • Các kiểu gen chuyên biệt và hoạt tính lâm sàng liên quan: Việc sử dụng Hepcinat-LP trong các phác đồ điều trị viêm gan C khác nhau và các hoạt tính lâm sàng phụ thuộc vào các kiểu sao chép chuyên biệt của virus.
  • Tác dụng phụ chậm nhịp tim khi dùng chung với amiodaron: Triệu chứng này thường xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày sau khi sử dụng Hepcinat-LP và sẽ kết thúc sau khi ngưng điều trị viêm gan C. Bệnh nhân có tiền sử bệnh gan hoặc đang sử dụng thuốc chẹn beta có nguy cơ cao hơn bị chậm nhịp tim. Không khuyến cáo sử dụng Hepcinat-LP cùng với amiodaron.
  • Hiệu quả điều trị giảm do chất kích hoạt P-gp: Không nên sử dụng Hepcinat-LP đồng thời với các chất kích hoạt P-gp vì điều này có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Tương tác với các loại thuốc khác: Không khuyến cáo sử dụng Hepcinat-LP đồng thời với các thuốc khác chứa Sofosbuvir.
  • Bệnh nhân đã từng được điều trị bằng thuốc kháng virus trực tiếp tác động lên HCV: Việc sử dụng Hepcinat-LP sau khi điều trị thất bại có thể gây ra đột biến đề kháng NS5A và làm giảm đáp ứng với ledipasvir. Chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả điều trị bằng các chất ức chế NS5A cho bệnh nhân đã thất bại trước đó, do đó cần xem xét tiến trình điều trị kéo dài hơn 
  • Suy thận: Cẩn trọng khi sử dụng Hepcinat-LP ở bệnh nhân suy thận.
  • Tương tác với tác nhân kích hoạt P-gp trung bình: Không nên sử dụng Hepcinat-LP đồng thời với các tác nhân kích hoạt P-gp trung bình, vì điều này có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Tương tác với thuốc kháng HIV: Bệnh nhân sử dụng Hepcinat-LP cùng với cobicistat/elvitegravir/emtricitabine/tenofovir disoproxil fumarate hoặc tenofovir disoproxil fumarate với một chất ức chế HIV protease cần được theo dõi để phát hiện các tác dụng phụ liên quan đến tenofovir.
  • Sử dụng cùng với thuốc kháng HMG-Coa reductase: Sử dụng Hepcinat-LP đồng thời với các thuốc kháng HMG-Coa reductase có thể tăng nguy cơ các bệnh về cơ và tiêu cơ vân. Hiện chưa có đủ dữ liệu về việc sử dụng Hepcinat-LP ở bệnh nhân nhiễm cả HCV và HBV.
Lưu ý của thuốc Hepcinat-Lp
Thuốc Hepcinat-LP thường được dùng trong điều trị viêm gan C thuộc type 1, 4, 5 hoặc 6 ở người lớn.

Ledipasvir/sofosbuvir dù có hay không dùng chung với ribavirin cũng sẽ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy vậy, bệnh nhân khi điều trị với ledipasvir/sofosbuvir có thể bị mệt mỏi.

Tương tác thuốc

  • Ledipasvir, một thành phần của Hepcinat-LP, có khả năng ức chế protein P-gp và BCRP, gây ra tăng sự hấp thụ của một số chất đồng vận trong ruột non. Khi sử dụng Hepcinat-LP cùng với ledipasvir hoặc sofosbuvir, các chất chuyển hóa bởi enzym như CYP2C, Enzym CYP3A4 và UGT1A1 có thể có nồng độ trong huyết tương giảm đi.
  • Các loại thuốc có khoảng trị liệu hẹp và phụ thuộc vào hoạt động của các enzym UGT1A1 và CYP3A4 cần được theo dõi cẩn thận khi sử dụng cùng với Hepcinat-LP.
  • Các thuốc kích hoạt P-gp mạnh như rifampicin, phenytoin, rifabutin, St. John’s wort, carbamazepine và phenobarbital có thể làm giảm hiệu quả điều trị và do đó không được khuyến nghị sử dụng cùng với Hepcinat-LP.
  • Có thể sử dụng thuốc ức chế P-gp và/hoặc BCRP cùng với ledipasvir/sofosbuvir. Tuy nhiên, tương tác lâm sàng giữa các thuốc này và ledipasvir/sofosbuvir thông qua enzym UGT1A1 hoặc CYP450S chưa được đánh giá đầy đủ.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc chống vitamin K cần được theo dõi chặt chẽ giá trị INR (International Normalised Ratio) do Hepcinat-LP có thể ảnh hưởng đến chức năng gan trong quá trình điều trị.
  • Khoảng thời gian giữa việc sử dụng Hepcinat-LP và các thuốc chống axit nên cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Đối với thuốc kháng histamin H2, liều lượng sử dụng không nên vượt quá liều tương đương của famotidin/2 lần/ngày.
  • Các thuốc chống loạn nhịp như amiodaron cần được theo dõi chặt chẽ khi sử dụng đồng thời với Hepcinat-LP.
  • Nồng độ của digoxin có thể tăng khi sử dụng cùng với Hepcinat-LP, do đó cần theo dõi chặt chẽ nồng độ của digoxin.

Bảo quản

Thuốc Hepcinat-LP được bảo quản trong bao bì kính, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Thuốc Hepcinat-LP giá bao nhiêu?

Thuốc Hepcinat-LP, chứa hai hoạt chất Ledipasvir 90mg và Sofosbuvir 400mg, được sử dụng trong điều trị viêm gan C mãn tính. Giá của thuốc này có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà thuốc và khu vực bán. Theo thông tin từ một số nhà thuốc tại Việt Nam, giá tham khảo cho một hộp 28 viên Hepcinat-LP dao động từ khoảng 4.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ.

Lưu ý rằng giá cả có thể thay đổi theo thời gian và chính sách của từng nhà thuốc. Để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng với giá hợp lý, bạn nên liên hệ trực tiếp với các nhà thuốc uy tín hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị.

Mua Hepcinat-LP ở đâu uy tín?

Nhà thuốc An Tâm là chuỗi nhà thuốc chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, nhà thuốc An Tâm không những phục vụ khách hàng tận tình online 24/24 mà còn bán offline ở 2 địa chỉ trên Tp. HCM để chăm sóc khách hàng tốt nhất: 

  • Địa chỉ số 1: 05 đường Quang Trung, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ qua hotline 0937 54 22 33 hay truy cập website antampharmacy.vn để được hỗ trợ và được tư vấn tốt nhất đến từ đội ngũ dược sĩ, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong nghề của nhà thuốc An Tâm. 

Nguồn  tham khảo uy tín: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ledipasvir/sofosbuvir

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *