Phẫu thuật là phương pháp hỗ trợ loại bỏ các khối u, sửa chữa tổn thương hay cấy ghép nội tạng và các mô xung quanh bị ảnh hưởng bởi ung thư. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về quá trình phẫu thuật, cùng Nhà Thuốc An Tâm theo dõi bài viết này ngay.
Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổ biến
Phương pháp Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, đây là phương pháp cục bộ giúp loại bỏ khối u và các mô ung thư nhất định khỏi cơ thể. Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn ung thư, vị trí khối u, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Phẫu thuật chẩn đoán
Sinh thiết là phương pháp phẫu thuật chẩn đoán bệnh học có đổ chính xác cao được thực hiện tại bệnh viện để xác định giai đoạn và tình trạng ung thư. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy một mẫu mô từ khu vực nghi ngờ ung thư để kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm bằng kim, dao mổ hoặc nội soi, có hai loại chính là:
- Sinh thiết một phần: Lấy một phần mô để xét nghiệm.
- Sinh thiết toàn phần: Lấy toàn bộ khối u hoặc bướu nghi ngờ ung thư.
Phẫu thuật phân độ, giai đoạn là xác định kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn khối u. Bác sĩ có thể lấy mẫu hạch bạch huyết gần khối u để đánh giá mức độ lan rộng.
![Phẫu thuật điều trị ung thư và thông tin cần biết 5 Phẫu thuật chẩn đoán](https://antampharmacy.vn/wp-content/uploads/2024/06/phau-thuat-chuan-doan.jpg)
Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Phương pháp này chính là loại bỏ hoàn toàn khối u và các phần mô lành xung quanh để đảm bảo loại bỏ hết tế bào ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ u thường được cân nhắc trong giai đoạn sớm của ung thư, khi khối u có kích thước nhỏ và chưa di căn. Phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được sử dụng như.
- Phẫu thuật mở: Bác sĩ tạo một đường rạch lớn trên da để tiếp cận khối u.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS) Bác sĩ sẽ tạo các vết mổ nhỏ hơn và dụng cụ chuyên dụng để thực hiện.
- Nội soi: Bác sĩ sử dụng camera và dụng cụ mổ nhỏ để tiếp cận khối u qua các vết rạch nhỏ.
- Robot: Bác sĩ sử dụng cánh tay robot để thực hiện phẫu thuật với độ chính xác cao và ít xâm lấn hơn.
Phẫu thuật giảm độ lớn khối u
Trong giai đoạn muộn khi khối u đã phát triển quá lớn không thể loại bỏ hoàn toàn khối hoặc việc cắt bỏ toàn bộ khối u có thể gây tổn thương lớn cho cơ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn áp dụng phẫu thuật giảm giảm độ lớn khối u. Phương pháp này được sử dụng với mục đích cắt bỏ càng nhiều khối u càng tốt, sau đó có thể áp dụng hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt phần còn lại của khối u.
Phẫu thuật ung thư tái phát
Trong một số trường hợp, ung thư có thể tái phát sau khi điều trị. Phẫu thuật có thể được áp dụng để loại bỏ các khối u tái phát, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ung thư tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, giai đoạn tái phát.
Phẫu thuật giảm nhẹ
Nhằm thuyên giảm triệu chứng ngay cả khi khó có khả năng chữa trị hoặc phẫu thuật phạm vi rộng bị hạn chế. Phương pháp này được chỉ định để giảm đau, giảm nguy cơ chảy máu, lập lại lưu thông cơ quan quan trọng. Một số loại phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:
- Tạo đường thông mới để thoát chất lỏng hoặc khí ra khỏi cơ thể, giúp giảm bớt tắc nghẽn ruột hoặc tràn dịch màng phổi.
- Cắt bỏ dây thần kinh gây ra đau đớn do ung thư.
- Cắt bỏ tuyến thượng thận, giúp kiểm soát triệu chứng do loại ung thư liên quan đến thận gây ra.
![Phẫu thuật điều trị ung thư và thông tin cần biết 6 Phẫu thuật cắt bỏ khối u](https://antampharmacy.vn/wp-content/uploads/2024/06/phau-thuat-cat-bo-khoi-u.jpg)
Phẫu thuật tạo hình
Phương pháp này được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u để tái tạo hình dáng và chức năng của bộ phận cơ quan bị ảnh hưởng bởi ung thư. Ví dụ, sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú bệnh nhân có thể được tạo hình vú, tái tạo khuôn mặt sau khi cắt bỏ khối u, tái tạo âm đạo sau cắt bỏ tử cung, nối ruột sau khi cắt bỏ đoạn ruột,…. Giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng.
Các loại phẫu thuật ung thư khác
- Cấy ghép: Cấy ghép cơ quan hoặc mô mới để thay thế cơ quan hoặc mô bị cắt bỏ do ung thư.
- Bằng tia laser: Sử dụng tia laser để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Sóng điện từ: Sử dụng sóng điện từ để tiêu diệt tế bào ung thư.
Quy trình phẫu thuật diễn ra như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT, MRI,… để đánh giá tình trạng bệnh và xác định phương pháp phù hợp. Quy trình phẫu thuật ung thư thường bao gồm các bước sau:
Quy trình phẫu thuật
Quy trình thực hiện sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn ung thư, vị trí khối u và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, nhìn chung quy trình phẫu thuật ung thư thường bao gồm các bước sau:
- Gây mê: Bệnh nhân sẽ được gây mê và đảm bảo không cảm thấy đau đớn.
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết cắt trên da để tiếp cận khối u và thực hiện loại bỏ theo kế hoạch và phương pháp đã được đề ra. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật khác như cắt bỏ khối u, nạo vét hạch bạch huyết,…
- Đóng vết mổ: Sau khi hoàn thành, bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng chỉ khâu hoặc kẹp da, đặt băng.
![Phẫu thuật điều trị ung thư và thông tin cần biết 7 Quy trình phẫu thuật diễn ra như thế nào?](https://antampharmacy.vn/wp-content/uploads/2024/06/quy-trinh-phau-thuat-dien-ra-nhu-the-nao.jpg)
Phục hồi chức năng
Sau phẫu thuật ung thư, bệnh nhân sẽ cần được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, mạch, nhịp thở,… Và chăm sóc tại bệnh viện trong vài ngày. Bệnh nhân có thể được truyền dịch, thuốc giảm đau, kháng sinh,… Tùy theo tình trạng sức khỏe.
Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, bác sĩ sẽ cho phép xuất viện và bệnh nhân tiếp tục tự chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ và nghỉ ngơi tại nhà. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm dấu hiệu tái phát ung thư.
Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố loại ung thư, giai đoạn ung thư, phương pháp phẫu thuật và sức khỏe tổng thể,… Nhưng nhìn chung, bệnh nhân sẽ cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động nặng trong vài tuần.
Rủi ro và biến chứng phẫu thuật ung thư để lại
Phẫu thuật ung thư cũng có thể tiềm ẩn một số biến chứng, bao gồm:
- Nhiễm trùng biến chứng phổ biến và có thể được điều trị bằng kháng sinh.
- Chảy máu: Có thể xảy ra do tổn thương các mạch máu trong khi phẫu thuật.
- Đau đớn, tuy nhiên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để kiểm soát tình trạng này.
- Tổn thương dây thần kinh: Có thể dẫn đến tê liệt, yếu hoặc thay đổi cảm giác ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi do mất máu và ảnh hưởng của thuốc gây mê.
- Suy hô hấp: Suy hô hấp có thể xảy ra do các vấn đề về phổi hoặc do thuốc mê.
- Suy tim: Suy tim có thể xảy ra do các vấn đề về tim hoặc do mất máu.
- Để lại sẹo trên da.
![Phẫu thuật điều trị ung thư và thông tin cần biết 8 Rủi ro và biến chứng phẫu thuật ung thư để lại](https://antampharmacy.vn/wp-content/uploads/2024/06/rui-ro-va-bien-chung-phau-thuat-ung-thu-de-lai.jpg)
Đội ngũ biên tập viên Nhà Thuốc An Tâm
Nguồn tham khảo
1/ Phẫu thuật ung thư – NCI – https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/types/surgery
2/ Phẫu thuật Ung thư – Huyết học và ung thư học – Cẩm nang MSD – https://www.msdmanuals.com/vi/professional/huy%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-ung-th%C6%B0-h%E1%BB%8Dc/nguy%C3%AAn-t%E1%BA%AFc-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-ung-th%C6%B0/ph%E1%BA%ABu-thu%E1%BA%ADt-ung-th%C6%B0
3/ Phẫu thuật ung thư | Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ – https://www.cancer.org/cancer/managing-cancer/treatment-types/surgery.html