Parkinson là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Parkinson là bệnh gì? Bệnh Parkinson sống được bao lâu? Phác đồ điều trị Parkinson bộ y tế như thế nào? Đây là cái tên khiến nhiều người lo lắng và sợ hãi, bởi căn bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân bệnh Parkinson, triệu chứng, biến chứng của bệnh Parkinson, bạn đọc hãy theo dõi bài viết Nhà Thuốc An Tâm để biết cách phòng tránh và điều trị phù hợp nhé.

I. Tổng quan về bệnh Parkinson 

1. Bệnh Parkinson là gì?

  • Bệnh Parkinson là dạng rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng quá trình cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân.
  • Bệnh Parkinson thuộc nhóm bệnh rối loạn vận động. Đặc điểm nhận dạng là cơ bị cứng, chân tay run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi khả năng vận động.
  • Do bệnh không có thuốc điều trị dứt điểm nên các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và các biện pháp vật lý trị liệu, nhằm kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

benh parkinson la gi

2. Thống kê bệnh Parkinson

Theo thống kê, hơn 10 triệu người trên thế giới đã được chẩn đoán và đang sống với bệnh Parkinson. Tỷ lệ người bệnh Parkinson tăng dần theo tuổi tác và ước tính có khoảng 4% người bị Parkinson được chẩn đoán trước tuổi 50. Ngoài ra, đàn ông được cho là có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 1,5 lần so với phụ nữ.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Nhưng họ phát hiện ra rằng, hàm lượng Dopamine trong cơ thể của người bệnh bị suy giảm. Đây là chất dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não và giữ vai trò trong việc cử động và phối hợp động tác của cơ thể. Chúng tập trung nhiều ở vùng hạch đáy của não.

Khi các tế bào não bị thoái hóa hoặc mất khả năng sản xuất ra Dopamine sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất này. Vì vậy, quá trình vận động người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, bệnh do một số yếu tố khác gây ra như:

  • Do di truyền học: Các nhà khoa học đã xác định được một số đột biến gen liên quan đến căn bệnh này, bao gồm alpha-synuclein và nhiều gen khác. Việc phát hiện các gen liên quan đến bệnh Parkinson sẽ giúp xác định các phương pháp mới để điều trị căn bệnh này.
  • Do môi trường: Người bệnh tiếp xúc thường xuyên với một số chất độc hại trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng của bệnh.
  • Ti thể: Ti thể là những thành phần sản xuất năng lượng của tế bào và sự bất thường trong ti thể là nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của màng tế bào, protein, ADN và các phần khác. Một số nghiên cứu cho thấy ti thể có tham gia vào sự phát triển của bệnh Parkinson.
  • Ngoài ra, tuổi tác và giới tính cũng là 2 yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh parkinson mà người bệnh không nên bỏ qua.

III. Triệu chứng của bệnh

Vào giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng cổ, lưng, vai, háng, cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mềm mại và các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước và dần dần bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi, tạo cảm giác người bệnh luôn nhìn “chăm chú”. Nếu gõ vào gốc mũi, người bệnh dễ rung giật mí mắt.

Khi bệnh biểu hiện rõ, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

– Run khi nghỉ: Xuất hiện khi các cơn co giật ở trạng thái nghỉ. Run của bệnh Parkinson có xảy ra đều đặn với tần suất bốn chu kỳ/giây và thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “đếm tiền hoặc vê thuốc lào”. Run có thể xuất hiện ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

– Giảm động: Là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở các bệnh nhân Parkinson. Người bệnh chậm chạp, tốc độ thực hiện chậm (bradykinesia) và giảm biên độ của các động tác (hypokinesia). Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên còn giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: dáng đi, nét mặt và lời nói.

Tăng trương cơ lực thần kinh (hội chứng Isaac): Hiện tượng này đặc trưng bởi sự hoạt động sợi cơ liên tục ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi, ngủ hoặc gây mê toàn thân. Điều này sẽ khiến người bệnh dễ gặp chuột rút, yếu cơ, cứng cơ, co giật cơ và giảm phản xạ. Các triệu chứng thường biểu hiện ở nhóm cơ bắp nhỏ, xa trung tâm cơ thể.

Ngoài ra khi ở giai đoạn muộn, người bệnh Parkinson còn gặp một số triệu chứng khác như: rối loạn giấc ngủ,  rối loạn tiểu tiện, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm thần như hoang tưởng ảo giác, trầm cảm… Bệnh lúc đầu thường biểu hiện ở một bên nhưng sau khoảng 3 năm, các triệu chứng sẽ xuất hiện sang bên đối diện.

Xem thêm các loại bệnh khác: Ung thư biểu mô gan

IV. Đối tượng nào có có nguy cơ mắc Parkinson cao?

Những tác nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Đối tượng trung niên và người già có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson cao Bệnh Parkinson ở người trẻ cũng có nhưng tỷ lệ thấp hơn.  Đa số người bệnh bắt đầu bệnh ở độ tuổi 60.
  • Di truyền: cha mẹ có thể truyền gen đột biến cho con cái hoặc nhiều thành viên trong gia đình cũng mắc Parkinson thì đối tượng này dễ mắc bệnh
  • Giới tính: Nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ.
  • Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại: Các công nhân hay người tiếp xúc với các chất diệt cỏ, trừ sâu có nguy cơ mắc Parkinson cao.

V. Chẩn đoán bệnh Parkinson

  1. Chẩn đoán bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào lâm sàng. Nghi ngờ Parkinson ở những bệnh nhân có run cơ một bên khi nghỉ, giảm vận động hoặc tăng trương lực cơ. Trong quá trình làm test ngón tay chỉ mũi, triệu chứng run sẽ biến mất (hoặc giảm đi) tại chi đang được khám.
  2. Trong quá trình khám thần kinh, bệnh nhân không thể thực hiện các động tác luân phiên hoặc kế tiếp nhanh. Cảm giác, cơ lực, phản xạ bình thường nhưng bệnh nhân có thể gặp khó khăn do run hoặc tăng trương lực cơ.
  3. Bệnh Parkinson còn được nhận biết bởi các triệu chứng khác như nháy mắt không thường xuyên, khuôn mặt kém biểu cảm, dáng đi bất thường. 
  4. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, phải loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây giảm cử động tự phát hoặc dáng đi bước ngắn, chẳng hạn như trầm cảm nặng, suy giáp, sử dụng thuốc chống loạn thần hoặc một số loại thuốc chống nôn trước khi chẩn đoán bệnh Parkinson.
  5. Để giúp phân biệt bệnh Parkinson với bệnh Parkinson thứ phát hoặc không điển hình, các bác sĩ lâm sàng thường khảo sát đáp ứng với levodopa. Đáp ứng nhẹ hoặc không đáp ứng levodopa với liều ít nhất 1200 mg/ngày gợi ý thể Parkinson khác. Các nguyên nhân gây bệnh Parkinson thứ phát hoặc không điển hình có thể được xác định thông qua: 
  • Tiền sử bao gồm cả nghề nghiệp, ma túy, và gia đình
  • Đánh giá các khiếm khuyết thần kinh đặc trưng của các bệnh lý khác ngoài Parkinson
  • Chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thần kinh khi bệnh nhân có các đặc điểm lâm sàng không điển hình. Ví dụ: ngã sớm, suy giảm nhận thức sớm, vong hành ý niệm vận động (không có khả năng bắt chước cử chỉ bằng tay), tăng phản xạ.

VI. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson

Người mắc bệnh parkinson không chỉ đơn giản xảy ra các triệu chứng run tay chân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà về lâu về dài bệnh có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm:

Gây các bệnh về bàng quang và đường ruột

  • Bệnh Parkinson làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ruột và bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện, táo bón, tiêu chảy, đại tiện không tự chủ hay thậm chí gây biến chứng liệt ruột ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh Parkinson gây trầm cảm

  • Các triệu chứng hay cảm giác lo âu và phiền muộn khi bị bệnh parkinson có thể tiến triển thành trầm cảm, đặc biệt là đối với những người bị bệnh lâu năm.
  • Theo thống kê, bệnh trầm cảm xảy ra với khoảng 50% số bệnh nhân Parkinson, do những thay đổi tín hiệu hóa học trong não gây ra trầm cảm ở người bệnh Parkinson. Biến chứng này làm cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn và làm cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm các loại bệnh khác: Ung thư phúc mạc

VII. Chữa bệnh Parkinson như thế nào? 

1. Thuốc

Thuốc có thể giúp người bệnh cải thiện các các vấn đề về dáng đi, di chuyển và run. Những người mắc bệnh Parkinson có nguồn dopamine nội sinh trong não thấp, nên thuốc giúp làm tăng nồng độ hoặc thay thế cho dopamine trong não.

Sau khi sử dụng thuốc, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo thời gian, tác dụng của các thuốc này thường giảm dần hoặc người bệnh đáp ứng kém dần với thuốc. Bác sĩ thường kê các loại thuốc như sau: 

  • Carbidopa-levodopa: Levodopa là thuốc trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất, đây là một hoạt chất sau khi đi vào não của người bệnh sẽ được chuyển đổi thành dopamine. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn hoặc chóng mặt (hạ huyết áp tư thế đứng).
  • Thuốc đồng vận dopamine: Thuốc hoạt động theo cơ chế bắt chước hiệu ứng của dopamine trong não. Mặc dù không hiệu quả như levodopa nhưng nó tồn tại lâu hơn và có thể được sử dụng cùng với levodopa để củng cố thêm tác dụng. Tác dụng phụ của thuốc đồng vận dopamine tương tự như của carbidopa-levodopa, ngoài ra đồng vận dopamine có thể gây ảo giác, buồn ngủ, tăng các hành vi tình dục, cờ bạc và nghiện ăn uống.
  • Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine: nhằm giúp ngăn chặn sự phân hủy của dopamine trong não bằng cách ức chế enzym monoamin oxydase B (MAO B). Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn hoặc mất ngủ.
  • Thuốc ức chế Catechol O-methyltransferase (COMT): Thuốc này kéo dài tác dụng của levodopa bằng cách ngăn chặn một loại enzyme phá vỡ dopamine.
  • Thuốc chống cholinergic: Những loại thuốc này đã được sử dụng trong nhiều năm để giúp kiểm soát triệu chứng run do bệnh Parkinson. Một số loại thuốc kháng cholinergic có sẵn, bao gồm cả benztropine (Cogentin) hoặc trihexyphenidyl.
  • Amantadine: Các bác sĩ có thể kê đơn lẻ thuốc amantadine để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu.

2. Phẫu thuật kích thích não sâu (Deep brain stimulation)

Trong phẫu thuật kích thích não sâu, các bác sĩ phẫu thuật cấy điện cực vào một phần cụ thể của não người bệnh. Các điện cực được kết nối với một máy phát điện rồi cấy vào ngực gần xương đòn của người bệnh. Máy này có nhiệm vụ phát các xung điện đến vị trí cấy điện cực trong não và giúp làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson.

Bác sĩ có thể điều chỉnh các thiết lập của thiết bị để điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật có thể có một số biến chứng như nhiễm trùng, đột quỵ hoặc xuất huyết não. Một số người gặp vấn đề với hệ thống kích thích não sâu hoặc bị biến chứng do kích thích khiến bác sĩ phải điều chỉnh hoặc thay thế một số bộ phận của thiết bị.

Phương pháp này thường được chỉ định cho những người mắc bệnh Parkinson giai đoạn tiến triển có đáp ứng thuốc kém. Hệ thống kích thích não sâu có thể làm giảm các biến chứng vận động của thuốc, tạm dừng các rối loạn vận động, giảm run, giảm độ cứng và cải thiện tình trạng chuyển động chậm.

Mặc dù hệ thống kích thích não sâu có thể mang lại lợi ích lâu dài cho các triệu chứng bệnh, nhưng không thể ngăn Parkinson ngừng tiến triển.

3. Phẫu thuật cắt tổn thương

Nhằm ngăn chặn sự hoạt động quá mức đường dẫn truyền từ nhân cầu nhạt trong, phẫu thuật cắt đồi thị đôi khi được thực hiện để kiểm soát triệu chứng run ở những bệnh nhân Pakinson. Tuy nhiên, phẫu thuật gây tổn thương không thể đảo ngược và không thể điều chỉnh theo thời gian. Phẫu thuật gây tổn thương hai bên không được khuyến cáo bởi vì nó có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng như khó nuốt và rối loạn vận ngôn. Chống chỉ định phẫu thuật nhân dưới đồi vì nó gây múa vung nặng.

4. Liệu pháp siêu âm hội tụ 

Siêu âm tập trung theo hướng MR có thể được sử dụng để kiểm soát run nặng ở những bệnh nhân Parkinson. Với thủ thuật này, nhân trung gian của đồi thị có thể được cắt bỏ với nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng tối thiểu, có thể xảy ra khi phẫu thuật thần kinh xâm lấn được sử dụng.

Các nghiên cứu đang được thực hiện để xác định tính an toàn và hiệu quả của siêu âm tập trung theo hướng MR bằng cách nhắm vào nhân dưới đồi và nhân bèo. 

VIII. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson

Người mắc bệnh parkinson không chỉ đơn giản xảy ra các triệu chứng run tay chân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà về lâu về dài bệnh có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm:

Gây các bệnh về bàng quang và đường ruột

  • Bệnh Parkinson làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ruột và bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện, táo bón, tiêu chảy, đại tiện không tự chủ hay thậm chí gây biến chứng liệt ruột ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh Parkinson gây trầm cảm

  • Các triệu chứng hay cảm giác lo âu và phiền muộn khi bị bệnh parkinson có thể tiến triển thành trầm cảm, đặc biệt là đối với những người bị bệnh lâu năm.
  • Theo thống kê, bệnh trầm cảm xảy ra với khoảng 50% số bệnh nhân Parkinson, do những thay đổi tín hiệu hóa học trong não gây ra trầm cảm ở người bệnh Parkinson. Biến chứng này làm cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn và làm cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng lớn đến trí nhớ

  • Parkinson nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất trí nhớ, khó tập trung, khả năng quyết định giảm sút,… ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập và chất lượng cuộc sống của nhiều người.

IX. Bệnh Parkinson gây ra vấn đề gì?

1. Té ngã

  • Xác định nguyên nhân (tụt huyết áp tư thế, đông cứng, mất phản xạ tư thế)
  • Tối ưu hóa việc điều trị dopaminergic
  • Điều trị tụt huyết áp tư thế (Flurinef, Midodrine)
  • Vật lý trị liệu và các dụng cụ hỗ trợ đi lại

2. Ảo giác

  • Thường là hậu quả của ngộ độc điều trị, trước tiên phải giảm liều thuốc: thuốc kháng cholinergic, thuốc đồng vận dopamin, kế đến là l-dopa.
  • Tránh sử dụng các thuốc chống loạn thần vì đa số sẽ làm các triệu chứng Parkinson xấu đi.
  • Clozapine hiệu quả trong kiểm soát ảo giác mà không làm xấu đi chức năng vận động, Có thể bắt đầu với liều 12.5 mg vào buổi tối rồi tăng chậm, cần khoảng 50 mg/ngày.

3. Rối loạn giấc ngủ

Thường gặp rối loạn giấc ngủ trong bệnh Parkinson. Nguyên nhân có thể là do tình trạng cứng đơ khó xoay trở, run nặng, trầm cảm, ngủ ngày nhiều, hoặc do tác dụng phụ của levodopa.

4. Trầm cảm

Trầm cảm rất thường gặp trong bệnh Parkinson, vậy nên cần chú ý khai thác triệu chứng và điều trị

  • Citalopram xuất độ tác dụng phụ thấp, tác động nhanh, liều 20 mg/ngày.
  • Ở người trẻ mất ngủ, dùng chống trầm cảm ba vòng như Nortriptylme hoặc Amitriptyline.

5. Táo bón và vấn đề tiết niệu

  • Chứng táo bón là vấn đề thường gặp. Để giảm táo bón cần phải ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập luyện thường xuyên, ăn các chất nhuận trường tự nhiên. Lưu ý các thuốc chống cholinergic có thể làm táo bón nặng thêm.
  • Nên dùng Oxybutynin hoặc Tolterodine  để khắc phục triệu chứng tiểu thường xuyên và tiểu gấp.

6. Sa sút trí tuệ

  • Giảm bớt thuốc điều trị (đặc biệt là thuốc kháng cholinergic và selegiline). Thường tốt nhất là đơn trị liệu L-dopa.
  • Cần có thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của thuốc kháng men cholinesterase trong điều trị sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson.

Các vấn đề khác như chóng mặt, chảy nước dãi, nuốt khó, nói khó cũng thường gặp trong bệnh Parkinson nhất là giai đoạn tàn phế.

V. Chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Bệnh parkinson ở người già thường gây ra vấn đề về vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng những bài tập dưới đây rất đơn giản, có thể giúp người bệnh di chuyển và đi lại an toàn hơn.

1. Để cải thiện việc đi bộ 

  • Đi cẩn thận.
  • Không di chuyển nhanh.
  • Để gót chân chạm xuống đất trước.
  • Luôn đứng thẳng.

2. Để tránh ngã

  • Không đi lùi.
  • Không cầm hay đeo đồ khi đi bộ.
  • Cố gắng tránh nghiêng người.
  • Để quay lại, thực hiện đi hình chữ U. Không nên xoay gót chân.
  • Loại bỏ tất cả các vật làm tăng nguy cơ vấp ngã trong nhà.

3. Khi mặc quần áo

  • Dành thêm thời gian để mặc đồ và không nên vội vã.
  • Chọn quần áo dễ mặc và dễ cởi ra.
  • Hãy thử sử dụng quần áo hay giày dép có khóa dán thay vì nút cúc hay bấm cài hay dây giày.
  • Hãy thử mặc quần và váy có dây thun.

X. Phòng ngừa bệnh Parkinson

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson như sau:

  • Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.
  • Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
  • Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
  • Có chế độ tập thể dục khoa học.

Nguồn tham khảo uy tín:

Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_Parkinson

Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/parkinsons-disease/symptoms-causes/syc-20376055

Cleveland Clinic: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8525-parkinsons-disease-an-overview

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *